Trung bình mỗi năm có khoảng 5.000 người tử vong do tai nạn giao thông có liên quan đến rượu, bia. Mặc dù Nghị định 100 đã hạn chế phần nào tình trạng người dân lái xe sau khi sử dụng rượu bia, nhưng nhiều ý kiến cho rằng, “sức mạnh mềm” của gia đình giữ một phần quan trọng trong việc thay đổi nhận thức và hành vi của mỗi cá nhân sau khi sử dụng rượu bia.

Người có thói quen sử dụng bia rượu không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sự an toàn tính mạng khi tham gia giao thông mà còn ảnh hưởng đến vai trò, trách nhiệm của bản thân trong các gia đình nhỏ

Người có thói quen sử dụng bia rượu không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sự an toàn tính mạng khi tham gia giao thông mà còn ảnh hưởng đến vai trò, trách nhiệm của bản thân trong các gia đình nhỏ

Mặc dù, Chính phủ đã ban hành nhiều quy định, chế tài xử phạt hành vi lái xe sau khi uống rượu bia, cũng như nhiều cơ quan, đơn vị đã thực hiện nhiều chiến dịch truyền thông về phòng chống tác hại rượu bia, tuy nhiên, số vụ tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia vẫn ở mức cao.

Cùng với sự phát triển của xã hội, không chỉ nam giới mà nhiều phụ nữ cũng có thói quen sử dụng rượu bia để tiếp khách và điều khiển phương tiện tham gia giao thông. 

Nhiều người vợ, người mẹ vì lo lắng cho sức khỏe của chồng, của con và sự an nguy của chính bản thân họ đã không ít lần nhắc nhở, khuyên nhủ người đàn ông của mình thay đổi thói quen lái xe sau khi sử dụng rượu bia, nhưng không có nhiều sự chuyển biến.

Chị Nguyễn Thị Hồng, ở quận Thanh Xuân, Hà Nội cho biết: "Em nghĩ tùy vào từng người bố, có một số người con họ, hay vợ họ khuyên, họ nghe thì họ có thể bỏ được, còn có những người dù có khuyên cỡ nào, bản thân họ không muốn nghe thì sẽ không bỏ được. Cái này phụ thuộc rất lớn vào bản thân của người đàn ông".

Các chuyên gia xã hội học phân tích, người có thói quen sử dụng bia rượu không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sự an toàn tính mạng khi tham gia giao thông mà còn ảnh hưởng đến vai trò, trách nhiệm của bản thân trong các gia đình nhỏ.

Khi những cá nhân luôn trong tình trạng có hơi men sẽ khó có thể hoàn thành những nhiệm vụ của gia đình, cũng như khó lòng gắn kết với những thành viên khác trong gia đình khi thường xuyên vắng nhà.

Mặt khác, thói quen xấu này còn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của con trẻ khi lớn lên.

Thạc sỹ xã hội học về truyền thông Đinh Thị Thu Thảo, từng công tác tại Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho biết, bên cạnh những quy định của luật pháp, thì gia đình có một ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần thay đổi thói quen sử dụng rượu bia nói chung và hành vi lái xe sau khi sử dụng rượu bia nói riêng, nhất là hành vi bia rượu của nam giới.

Anh Minh Tuấn (ở Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho rằng, trong gia đình, người phụ nữ đóng một vai trò rất quan trọng. Nói chung người thân trong gia đình uống rượu bia thì nhắc nhở một cách nhẹ nhàng khéo léo, vì người uống rượu bia đa số là nam giới, tính khí hơi nóng, nói năng không tình cảm thì cũng khó.

"Mình nghĩ cái đấy cũng tốt thôi. Đối với gia đình, cần phải luôn luôn bảo vệ gia đình. Khi mà vợ khuyên cũng là tốt cho gia đình thôi nên phải hạn chế dần dần. Luật pháp chỉ răn đe thôi còn quan trọng vẫn phải là ý thức, ý thức là hơn", anh Tuấn nói.

Từ góc độ xã hội học về truyền thông, bà Đinh Thị Thu Thảo cho rằng, để thay đổi thói quen lái xe sau khi sử dụng rượu bia đòi hỏi cả một quá trình tác động lâu dài, từ thay đổi nhận thức đến thay đổi hành vi.

Trong đó, người vợ, người mẹ và những thành viên trong gia đình có những “sức mạnh mềm” nhất định. Việc lựa chọn thời điểm nào để nhắc nhở, khuyên nhủ là vô cùng quan trọng.

"Người phụ nữ khôn ngoan là người phụ nữ thứ nhất chỉ lựa chọn góp ý là bằng lời hoặc bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp khi người đàn ông tỉnh táo. Nếu chúng ta góp ý hay ngăn cản khi người đàn ông không tỉnh táo có thể gây những xung đột thậm chí là hành vi bạo lực, cái này nên hoàn toàn tránh. Lựa chọn hành vi trực tiếp hay gián tiếp là tùy thuộc vào với đặc điểm cá tính cũng khiến người đàn ông", bà Thảo phân tích.

Chị Hoàng Thị Phương, ở quận Hà Đông cho biết, nam giới thường có cái tôi rất cao, nhất là khi đã sử dụng rượu bia. Bởi vậy, người phụ nữ cần phải người hiểu tâm lý, tính cách của người đàn ông của mình để có những cách thức tác động phù hợp.

"Thời điểm mà lúc ở nhà, hai vợ chồng tình cảm ăn cơm ăn nước với nhau, thì nói với anh là bia rượu ít thôi, luật mới ra rồi, nếu mà có cái gì ảnh hưởng đến cả gia đình và sức khỏe của mình nữa. Tốt nhất là hạn chế, cấm thì không được nhưng khuyên anh bỏ những cuộc nhậu với bạn bè thường xuyên hạn chế đi, còn những cuộc mà bắt buộc đối ngoại thì mình cũng nên hạn chế thôi, chị Phương chia sẻ kinh nghiệm.

Câu chuyện bia rượu với an toàn giao thông, dù là vấn đề rất lớn với toàn xã hội, nhưng suy đến cùng, vẫn là chuyện từ căn bếp, từ bàn ăn, từ sau cánh cửa mỗi nhà

Câu chuyện bia rượu với an toàn giao thông, dù là vấn đề rất lớn với toàn xã hội, nhưng suy đến cùng, vẫn là chuyện từ căn bếp, từ bàn ăn, từ sau cánh cửa mỗi nhà

Những chiến dịch truyền thông về phòng chống rượu bia khi lái xe sẽ chẳng phát huy hiệu quả, những chế tài xử lý vi phạm về sử dụng rượu bia sẽ không thể đủ mạnh nếu như những người sư dụng rượu bia không có ý thức trách nhiệm với gia đình, không có thái độ trân trọng cuộc sống. Và điều đó thường xảy ra khi gia đình không còn thực sự là gia đình./.

68% người uống rượu, bia vẫn lái xe

Dưới sự hỗ trợ của Hiệp hội Các doanh nghiệp Rượu châu Á - Thái Bình Dương (APIWSA), Hội ATGT Việt Nam đã phối hợp Trung tâm Nghiên cứu Giao thông vận tải (GTVT) Việt Ðức tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của việc lạm dụng đồ uống có cồn đến hành vi điều khiển mô-tô, xe máy tại Việt Nam.

Kết quả của nghiên cứu đã cho ra nhiều con số báo động về tình trạng URB-LX tại Việt Nam. Theo đó, quan trắc hành vi tại các nhà hàng, quán nhậu cho thấy, hành vi URB-LX là rất phổ biến, bất chấp các quy định luật pháp hiện hành.

Tỷ lệ thực khách tự điều khiển phương tiện giao thông ra về sau khi uống rượu, bia lên đến 68% (xe máy 62%, ô-tô 6%). Trong khi đó, khoảng 40% số người rời quán nhậu có thể nhận rõ bằng mắt dấu hiệu say xỉn (con số thực tế cao hơn rất nhiều), 34% có dáng đi hơi xiêu vẹo, 9% mặt đỏ gay gắt và 5% xiêu vẹo hoàn toàn.

Tiếp tục theo dõi các đối tượng này trong quá trình tham gia giao thông tiếp đó, tỷ lệ vi phạm Luật Giao thông đường bộ là rất cao; cụ thể, 36% không bật xi-nhan khi sang đường, 26% đi ngược chiều và 17% không bật đèn xe khi lưu thông vào buổi tối.