vov_tet_doan_ngo_1_itrg.jpg
Ngay từ sáng sớm, tại nhiều khu chợ ở Hà Nội đã có rất đông người dân tấp nập mua sắm đồ lễ ăn Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch. Tại chợ, các hàng hoa, hàng hoa quả, hàng nếp cẩm, cơm rượu nếp cũng đã được bày bán phục vụ nhu cầu của người dân.
Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ được dân gian quan niệm là ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên. Sở dĩ ngày này được gọi là "Tết giết sâu bọ" vì đây là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi, dịch bệnh dễ phát sinh nên dân gian có nhiều tục trừ và phòng bệnh trong cơ thể và cộng đồng.
Tết Đoan Ngọ xưa là do nhân dân lao động cùng nhau sáng tạo. Người nông dân với nghề lúa nước luôn đòi hỏi phải quan sát thời tiết, cố để tránh tối đa những tác hại và tận dụng hữu hiệu những lợi thế mà tự nhiên mang lại, nhờ vậy mà phong tục Tết Đoan Ngọ hình thành.
Cũng theo quan niệm dân gian, không phải lúc nào cũng có thể "giết được sâu bọ" mà chỉ có đúng ngày 5/5 Âm lịch hàng năm. Hoa quả, rượu nếp cẩm, phải ăn vào sáng sớm 5/5 Âm lịch, khi vừa ngủ dậy, chưa làm vệ sinh cá nhân.
Có mặt tại chợ Mỹ Đình, bà Phùng Thị Lan cho biết: "Tết Đoan Ngọ hay Tết diệt sâu bọ cũng là một trong những ngày lễ truyền thống của người Việt, nên tôi đã dậy sớm, ra chợ mua sắm ít nếp cẩm, cơm rượu nếp, hoa quả về thắp hương tổ tiên”.
Các loại quả phổ biến trong ngày Tết Đoan Ngọ là mận, quất hồng bì, những loại quả đang vào mùa như vải, dưa hấu... hay những loại quả không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên như chuối, bưởi...
Phổ biến nhất có lẽ là mận...
Quất hồng bì.
Tay chọn hoa quả, chị Hạnh (Khương Đình, Thanh Xuân) chia sẻ: “Tôi phải dậy đi chợ từ sớm vì hôm nay không được nghỉ. Một số đồ tôi đã mua từ ngày nghỉ chủ nhật hôm qua. Các con tôi rất thích thú với tên gọi Tết diệt sâu bọ, cách gọi khác của ngày Tết Đoan Ngọ truyền thống của dân tộc".

Tết Đoan Ngọ của người Việt Nam được tiến hành vào chính giờ Ngọ - giữa trưa ngày mùng 5/5 âm lịch hàng năm.