Theo đó, đoàn liên ngành gồm đại diện Công an huyện, Viện Kiểm sát nhân dân huyện, Hạt Kiểm lâm huyện Bố Trạch, Chi Cục Kiểm lâm tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình và Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc Gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
45 cây gỗ mun quý bị chặt phá trong vùng lõi vườn Quốc gia. |
Quá trình điều tra, đoàn liên ngành phải thường xuyên kiểm tra chéo, đối chiếu, so sánh cụ thể để đánh giá mức độ thiệt hại, khối lượng gỗ bị thiệt hại…
Ông Lê Thanh Tịnh, Giám đốc Ban quản lý Vườn Quốc Gia Phong Nha - Kẻ Bàng cho biết, để xảy ra phá rừng, trước hết đơn vị nhận trách nhiệm với tư cách là chủ rừng. Điều quan trọng là phải tìm ra được các đối tượng tổ chức, tiếp tay “lâm tặc” phá rừng trái phép.
“Rõ ràng đây thuộc trách nhiệm của Ban quản lý Vườn với tư cách là chủ rừng và trách nhiệm của Đồn Biên phòng Cồn Roàng quản lý ở khu vực biên giới. Hướng sắp tới sẽ khởi tố vụ án để điều tra làm rõ các đối tượng tổ chức, trực tiếp khai thác trái phép và các đối tượng có liên quan”, ông Tịnh nói.
Một gốc gỗ mun sọc bị lâm tặc đốn hạ, gốc còn tươi. |
Trong đó, có 45 cây gỗ mun, thuộc nhóm IIA, và 21 cây như táu, trâm, bài lài, bộp…Số cây này bị cưa hạ để khai thác gỗ mun quý hiếm và lấy phong lan. Cơ quan chức năng xác định thời gian “lâm tặc” đốn hạ cây vào khoảng tháng 11, 12 năm 2018. Khu vực rừng bị khai thác trái phép nằm dọc tuyến đường ra biên giới, đang được đầu tư xây dựng.
Liên quan sự việc này, ông Hoàng Đăng Quang, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình giao cho UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương điều tra, làm rõ vụ việc, xem xét trách nhiệm của các cá nhân, tập thể, đơn vị có liên quan để xảy ra tình trạng phá rừng gỗ quý./.