Trên con đường Vân Trì, liên xã Vĩnh Ngọc và Vân Nội (địa bàn thôn Viên Nội xã Vân Nội, Đông Anh) người dân đã gặt lúa xong. |
Số rơm rạ sau khi gặt xong được bỏ không ngoài đồng chờ khô rồi đốt. |
Một người phụ nữ ở thôn Viên Nội, xã Vân Nội cho biết, gia đình có ruộng rau muống nên cắt gốc rạ chờ vài ngày cho khô, sau đó đốt để lấy tro vãi rau. Để rạ tươi đốt thì khói, phơi khô đốt một lúc là hết, "không hại môi trường". Ai trồng rau thì đều đốt rơm, nếu không đi mua 50.000 đồng một tải tro thì rất tốn kém. |
Trước đây, gặt xong nông dân thường mang rơm rạ về sân nhà đánh đống để trâu, bò ăn, ủ phân hoặc làm chất đốt. |
Tuy nhiên, giờ đây việc đồng áng cày cấy sử dụng máy móc. Nhà nông không còn nhu cầu sử dụng rơm rạ nữa. |
Vì thế, gặt xong để một thời gian cho rơm rạ khô họ đốt ngay tại cánh đồng. |
Tuy nhiên, quá trình đốt rơm tạo bụi và các chất khí CO2, CO, NOx.... ảnh hưởng tới môi trường không khí và sức khỏe con người. |
Cùng với đó là khí thải từ các khu công nghiệp, cộng hưởng tác động đô thị hóa, toàn thành phố có nhiều công trình đang xây dựng phát sinh lượng bụi lớn. Mật độ phương tiện tham gia giao thông đông, xuất hiện nhiều điểm ùn tắc,phương tiện cá nhân cũ xả thải khí ô nhiễm. |
Một cán bộ Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật cho hay, trước đây việc đốt rơm rạ thường xuyên liên tục nối tiếp các vụ mùa nhưng 2-3 năm trở lại đây tình trạng đốt rơm rạ giảm hẳn do sử dụng chế phẩm sinh học ủ ngay trên đồng ruộng, vi sinh làm rơm rạ mục nát tạo ra chất hữu cơ có lợi cho đất. |
Dù được tuyên truyền lợi ích của chế phẩm sinh học nhưng nông dân vẫn "lười" sử dụng do giá thành còn cao từ 46.000-47.000 đồng/100g sử dụng cho 1 sào. |
Rơm rạ không những đốt ở dưới đồng mà còn mang ra đường đốt gây mất an toàn giao thông. Trong ảnh: Cây xanh mới trồng bị bén lửa cháy thành than./. |