Thảo luận về Luật dược (sửa đổi) tại tổ vào chiều 19/11, nhiều đại biểu bày tỏ lo lắng về việc quản lý thuốc chữa bệnh hiện nay. Việc “mua thuốc như mua rau” cũng đã được Bộ trưởng Y tế trả lời báo chí trước đó, khẳng định mặc dù đã có quy định bán thuốc theo toa, tuy nhiên việc mua – bán thuốc không thể kiểm soát nổi.
Theo các đại biểu, việc kê khai và niêm yết giá thuốc chưa thực hiện được, do đó người bán nói giá thuốc bao nhiêu, người bệnh không được trả giá, chẳng biết đắt rẻ, chất lượng thuốc thế nào.
Người dân rất dễ mua thuốc, không cần toa của bác sĩ (Ảnh minh họa) |
Đại biểu Trần Du Lịch (TP HCM) cho rằng, làm giàu từ kinh doanh dược phẩm là ngành siêu lợi nhuận, đã ăn sâu vào nước ta hàng chục năm qua. Việc mở nhà thuốc không phải kinh doanh thuần túy mà vì mục vụ xã hội, không phải “buôn có bạn, bán có phường”. Song vấn đề quản lý chưa chặt chẽ.
“Không có xứ nào khi mua thuốc tây mà không cần toa của bác sĩ như ở ta.
Đại biểu cũng khẳng định cần chấn chỉnh việc quảng cáo thuốc, vì thuốc quảng cáo trị bách bệnh, kể cả ung thư, điều này cực kỳ nguy hiểm. Bên cạnh đó, vấn đề thực phẩm chức năng cũng vậy. Tuy là một dạng thuốc bổ, nhưng cũng được quảng cáo rầm rộ. Cho nên cần xem xét công tác quản lý và có nên đưa vào Luật không? Ông Trần Du Lịch khẳng định, Luật dược phải hướng tới phát triển ngành công nghiệp dược, vì đây là lĩnh vực siêu lợi nhuận. Giải quyết vấn đề thuốc trong nước là cực kỳ quan trọng.
Đại biểu Huỳnh Ngọc Ánh (TP HCM) cũng nhấn mạnh, cần đưa vào Luật nghĩa vụ của nhà thuốc, quầy thuốc phải bán thuốc theo toa quản lý, vì không ở đâu mua thuốc dễ như ở ta bây giờ.
“Mua thuốc chữa bệnh cho người mà như không phải chữa cho người, mua cái gì cũng được, kháng sinh, thuốc tự tử cũng được. Nếu giả sử người nào muốn tự tử mua thuốc khó khăn thì rõ ràng là không thể” – ông Huỳnh Ngọc Ánh nói.
Giải thích như thế này nhiều người rất bất đồng, đại biểu cũng không vừa lòng. Bởi tỷ lệ chữa bệnh có tỷ lệ khỏi hay không khỏi, nhưng đi chích ngừa thì không thể nói tỷ lệ hay mức độ cho phép được. “Con tôi đang khỏe mạnh, đi chích về lại rơi vào trường hợp tỷ lệ đó là ai dám đưa con đi chích? Dư luận đã nói rất nhiều vấn đề này. Tất nhiên không có gì bảo đảm 100% nhưng khi rủi ro xảy ra thì cần giải thích theo cách khác” – đại biểu đặt vấn đề.
Trong khi đó, nhiều đại biểu cũng băn khoăn về chất lượng thuốc chữa bệnh hiện nay. Theo ông Trần Du Lịch, ở ta dược sĩ cũng tham gia làm thuốc giả. Do đó vấn đề đạo đức cần được đặt ra, vì người dược sĩ đi “cứu nhân độ thế” nhưng dược sĩ giờ đi làm trình dược viên, “chạy mối” bán thuốc.
Thuốc giá rẻ trúng thầu sẽ rất nguy hiểm
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan(TP HCM) cũng thừa nhận, việc mua thuốc kháng sinh quá dễ dàng, như thế tiềm ẩn nhiều mối nguy hại. Hiện tượng bán thuốc qua mạng cũng đang diễn ra mà không có sự quản lý chặt chẽ. Thị trường thuốc “hỗn loạn” do có quá nhiều khâu trung gian, dẫn đến viên thuốc đến người bệnh bị “đội giá” vì chịu rất nhiều chi phí.
Chúng ta có chỉ thị về kiểm tra 100% mẫu khi nhập khẩu đối với 37 công ty
Còn nếu như nhà máy sản xuất trong nước, chúng ta có quy trình kiểm tra. Nhưng cũng còn tùy thuộc vào doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp lấy chất lượng làm đầu thì rất tốt. Nhưng cũng có doanh nghiệp, nhà máy khi kiểm tra thì đạt, song quá trình sau đó nếu không có sự giảm sát thì liệu có bảo đảm hay không? Cho nên khi đăng ký gần như chỉ trên giấy tờ. Khi nhập khẩu cũng không kiểm tra được 100% mẫu.
“Về chất lượng thuốc, là người trong ngành nhưng xin lỗi ngành y tế, chúng tôi rất quan ngại” – bà Phạm Khánh Phong Lan nói.
Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, cần phải tăng kiểm nghiệm thuốc ngoại. Do đó Luật cần đặt vấn đề tăng cường kiểm tra nhập khẩu thuốc./.