Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, diện tích lúa bị ngập tập trung ở các huyện An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận và U Minh Thượng), trong đó lúa mùa trên 25.000 ha, lúa đông xuân gieo sạ sớm gần 6.000 ha.
Thu hoạch lúa chạy ngập úng (Ảnh: Báo Đại Đoàn kết) |
“Huyện chỉ đạo các xã đắp bờ bao bơm nước ra. Một số vùng đất cao, nước đã rút xuống rồi. Chúng tôi xuống các xã khảo sát một số nơi gieo cấy nhiều, trước mắt vận động nhân dân bơm tát nước ra cho bớt lượng nước trong đồng để chuẩn bị gieo sạ tiếp và diện tích cây lúa đã cấy phát triển lại bình thường.
Cũng do ảnh hưởng của mưa kết hợp triều cường, tỉnh Bạc Liêu có 30.000 ha lúa bị ngập. Ngành Nông nghiệp đang thực hiện các biện pháp cấp bách nhất để cứu lúa, mở nhiều cống thoát nước, sử dụng các loại máy bơm để bơm nước từ đồng lúa ra bên ngoài.
Vùng chuyên canh mía Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã bị ngập hàng nghìn héc ta do ảnh hưởng mưa lũ kéo dài, khiến cho giá thu mua mía tại chân ruộng càng giảm mạnh chỉ còn 700-800 đồng/ kg. Huyện Phụng Hiệp có 9.000 hécta mía nhưng đến nay mới thu hoạch được hơn 2.000 ha. Do giá thu rẻ, nhiều nông dân chưa muốn bán mía nhưng sẽ phải đối mặt nguy cơ mất trắng do có đợt lũ mới sắp về.
Ông Nguyễn Thế Tự, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) cho biết: Hiện tư tưởng bà con muốn giữ mía đề chờ giá lên nhưng thực tế giá không lên nữa. Lũ sẽ về sớm, vì vậy bà con nên bán sớm. Chúng tôi cũng kêu gọi các nhà máy ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đề nghị hiệp hội mía đường đến huyện Phụng Hiệp trực tiếp mua mía để giải quyết mía có thể tồn đọng khi lũ về gây khó khăn thêm cho người nông dân.
Theo thông báo của các nhà máy đường, từ ngày 25/9, giá mía bán tại chân ruộng chỉ còn từ 900-940 đồng/kg đối với loại mía có chữ đường 10 CCS, giảm 50 đồng/kg so với giá hiện nay.
Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hậu Giang, cho biết vụ mía năm nay tỉnh xuống giống được trên 14.200 ha với năng suất bình quân 100 tấn/ha. Với giá cả nêu trên, nông dân trồng mía ở Hậu Giang thu được lãi rất thấp, thậm chí nhiều hộ chỉ hòa vốn vì chi phí trồng, vật tư phân bón, công chăm sóc và thu hoạch năm nay đều tăng trong khi giá bán lại thấp hơn cùng kỳ./.