Ông Đặng Văn Hiệp, Chi cục Trưởng Chi cục Thú y tỉnh Thanh Hóa cho biết điều này khi trả lời phóng viên VOV.

PV:

Đến thời điểm này, mặc dù có 2 huyện đã công bố hết dịch, thế nhưng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có 5 huyện, với 148 xã dịch tả lợn châu Phi tái phát sinh trở lại. Theo ông, nguyên nhân do đâu?

ÔngĐặng Văn Hiệp: Thực hiện các chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND, đối với cơ quan tham mưu chính trong phòng chống dịch là Sở NN-PTNT. Tuy nhiên, việc thực hiện công tác phòng chống dịch thành công hay thất bại phụ thuộc rất nhiều vào sự chỉ đạo của hệ thống chính trị.

Bên cạnh các cấp chính quyền chỉ đạo tốt thì vẫn còn một số huyện, đặc biệt là cấp xã, sau khi dịch xảy ra có biểu hiện lơ là trong công tác chỉ đạo thực hiện quyết định, đặc biệt là công tác quản lý tái đàn, quá trình thực hiện công tác tiêu hủy không đảm bảo theo quy định, cũng như hướng dẫn cơ chế, hướng dẫn thực hiện an toàn sinh học đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, trang trại trên địa bàn chưa tốt.

hiep_qrxc.jpg
Ông Đặng Văn Hiệp- Chi cục trưởng Chi cục Thú y Thanh Hoá. Ảnh: TTV

PV: Như ông nói một số địa phương còn chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống dịch. Với trách nhiệm cơ quan tham mưu, theo ông cần làm rõ trách nhiệm thế nào?

Ông Đặng Văn Hiệp: Với cơ quan tham mưu, là cơ quan giúp việc cho Sở NN-PTNT, tất cả các ban chỉ đạo hoạt động cũng như việc thành lập các tổ công tác, theo quyết định của UBND tỉnh chỉ đạo rõ ràng là hàng tuần phải báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.

Căn cứ vào những tình hình triển khai thực hiện Sở NN-PTNT sẽ tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh có hình thức xem xét trách nhiệm và khen thưởng kịp thời đối với các đơn vị.

PV:Đến thời điểm này dịch tả lợn châu Phi đã gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Giải pháp nào sẽ được tỉnh Thanh Hóa tập trung triển khai trong thời gian tới?

Ông Đặng Văn Hiệp: Tôi cho rằng, các ngành, các cấp, chính quyền các huyện các xã thực hiện nghiêm túc các quy định; tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền để nhân dân nhận thức được sự nguy hiểm của bệnh dịch tả lợn châu Phi để thực hiện các biện pháp an toàn sinh học phù hợp trong công tác chỉ đạo đối với trang trại, đối với hộ chăn nuôi theo các quy định hướng dẫn.

Cùng với đó là quản lý công tác tái đàn đối với những nơi đã phát sinh dịch, khuyến cáo người dân không không nhập lợn mới, hạn chế phối giống và sinh sản đối với những vùng đã xảy giao dịch và có nguy cơ cao.

PV:Cảm ơn ông!./.