Theo số liệu thống kê của Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố Cần Thơ, trong 8 tháng qua, toàn thành phố ghi nhận 476 ca mắctay chân miệng, không xảy ra trường hợp tử vong; giảm 238 ca so với cùng kỳ năm ngoái.

tay_chan_mieng_oklp.jpg
Người chăm sóc trẻ cần rửa tay xã phòng thường xuyên (Ảnh minh họa)

Mặc dù tình hình bệnhtay chân miệng giảm so với cùng kỳ nhưng trước diễn biến phức tạp của bệnh, cộng thêm đang là cao điểm bùng phát nên công tác phòng, chống bệnh đang được ngành Y tế Cần Thơ chú trọng cao.

Hiện, ngành Y tế đang tăng cường biện pháp truyền thông phòng, chống dịch thông qua nhiều hình thức. Trong đó, tập trung vào công tác tuyên truyền về nguyên nhân, cách nhận biết bệnh, phương thức lây truyền và biện pháp phòng, chống dịch bệnhtay chân miệng.

Song song đó, ngành Y tế Cần Thơ còn đẩy mạnh công tác phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo thực hiện các biện pháp phòng chống dịch chủ động tại các điểm trường trên địa bàn thành phố. 

Ông Trần Văn Tuấn – Trưởng Khoakiểm soátdịch bệnh vàvaccinesinh phẩm, Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Cần Thơ cho biết: Công tác phòng chống bệnh tại các điểm trường được thường xuyên giám sát, nhắc nhở và có biện pháp tuyên truyền cụ thể ngay từ trước khi các em bắt đầu nhập học.

Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của bệnhtay chân miệng, sắp tới ngànhYtế Cần Thơ càng đẩy mạnh hơn nữa biện pháp phòng, chống để hạn chế sự bùng phát cũng như không để bệnh lây lan lớn ra cộng đồng.

Ông Trần Văn Tuấnkhuyến cáo: “Đối với tất cả các cô bảo mẫu phải hiểu về biện pháp phòng bệnhtay chân miệng; khi tiếp nhận học sinh phải kiểm tra sức khỏe; hàng tuần đối với trường phải xử lý môi trường bằng Chloramine B, lau sàn nhà, bàn học, dụng cụ đồ chơi cho trẻ em. Đối với khu ăn uống phải vệ sinh. Riêng trường phải có nơi để học sinh rửa tay”./.