1_oasx.jpg
Nửa năm trời không một hạt mưa, các ao hồ cạn trơ đáy, Tây Nguyên đang trong đợt hạn hán cao điểm.
Những con kênh dẫn nước vào ruộng lúa cạn khô nứt nẻ.

Người dân phải đào giếng lấy nước cứu lúa nhưng rồi giếng cũng cạn.

Anh Trần Quốc Ninh, thôn Tân An, xã Gia Chim, Kon Tum thẫn thờ bên ruộng lúa đã chết khô thành rơm dù trước đó đã bỏ ra hơn 40 triệu đồng khoan giếng, đào ao mà vẫn không có nước.

Khoảnh ruộng con duy nhất trên cánh đồng lúa còn chút màu xanh giờ chỉ có thế trở thành thức ăn cho bò.

Hạn hán cũng khiến nhiều cây cà phê đứng trước nguy cơ bị chết. 

Nhiều chủ vườn đã chủ động chặt bỏ cành dù cây vừa ra hoa, kết trái để giữ gốc, cứu cây. Nếu cây chết thì phải mất 3 năm để trồng lại từ đầu.

Xót của, nông dân Tây Nguyên đổ xô đi vay mượn để có tiền đào giếng mong có nước tưới cứu cây.

Gia đình anh Nguyễn Viết Hưng đã tự đào 2 giếng nên chi phí giảm thiểu còn 40 triệu, tuy nhiên đến nay cả 2 giếng đều đã cạn nước. 5 sào lúa của nhà anh đã chết khô trên đồng và 2 ha cà phê đang héo khô dần.

Nếu thuê thợ, đào giếng tốn từ vài chục đến cả 100 triệu đồng.

Thợ đào giếng làm việc ngày đêm liên tục để mau chóng có nước cứu cây.

Bữa trưa đạm bạc trong cái nắng như đổ lửa.

 Nhiều người dở khóc, dở cười vì tốn chi phí quá lớn để khoan giếng nhưng gặp đá tảng không thể tìm được nguồn nước. Nhiều giếng đào có nước rồi chưa đủ tưới đã lại cạn.

Quay quắt trong hạn hán lịch sử, người dân chỉ còn biết trông chờ vào ông trời và mong mưa từng ngày.../.