Tốt nghiệp đại học sư phạm chuyên ngành Ngữ văn, nhưng “cô giáo” Nguyễn Thị Ngân đã quyết định sang Nhật Bản du học, rẽ đi con đường hoàn toàn khác. Sau 4 năm, Ngân chỉ có một tiếc nuối là giá như chọn đi du học sớm hơn.
Muốn đi Nhật, nhưng không biết bắt đầu từ đâu
Sau 4 năm học Đại học Tây Nguyên, chuyên ngành Ngữ văn, nhưng đến khi tốt nghiệp, nhận tấm bằng Cử nhân sư phạm trong tay, Nguyễn Thị Ngân (thôn 8, CưPrao-MDrak-Đắk Lắk) lại quyết định sang Nhật du học.
Chia sẻ về ngả rẽ “bất ngờ” này, Ngân cho biết, thời điểm Ngân ra trường, rất khó xin việc. Nhưng lý do chính khiến Ngân quyết định đi Nhật, là do em đã ấp ủ mong ước được đi du học Nhật Bản từ rất lâu rồi.
“Em ấp ủ đi du học Nhật Bản từ khi học xong cấp 3, vì cũng có tìm hiểu và yêu thích đất nước Nhật Bản. Nhưng em không biết bắt đầu từ đâu để đi du học được. Ở quê em lúc đó và cho đến tận bây giờ vẫn cho rằng đi du học là cái gì cao, xa vời lắm”, Ngân chia sẻ.
Chính vì không biết bắt đầu từ đâu, nên Ngân đành đi học đại học. Tốt nghiệp ĐH, đúng thời điểm Ngân đang cảm thấy khó khăn, bế tắc về con đường nghề nghiệp, thì Ngân được giới thiệu, làm quen với một du học sinh cũng đã sang Nhật học tập, và hiện rất thành công bên đó.
Vui mừng vì có thông tin, nhưng khi tìm hiểu, thì cả Ngân và gia đình vẫn không dám “đánh cược” số tiền lớn theo manh mối người bạn mới quen cho để đi du học, vì vẫn chưa thực sự cảm thấy tin tưởng.
Bạn trai Ngân lúc đó cũng đã tốt nghiệp Cao đẳng, đi làm, nhưng lương thấp. Thế rồi, qua một người bác giới thiệu, Ngân đã được biết đến công ty Du học Nhật Bản Havico. Do uy tín của người giới thiệu, cả Ngân và bạn trai đã quyết định theo công ty du học này.
Khi vào học, điều khiến Ngân cảm thấy yên tâm là số lượng học sinh nhiều, bay du học liên tục. Ngày đó chưa có dịch COVID-19, tháng 4 là kỳ nhập học chính của Nhật, mỗi lần bay khoảng 200 người.
“Em nghĩ họ phải uy tín thế nào thì số lượng học sinh mới đông và bay nhiều như thế. Công ty cam kết cho mình đi được sang Nhật, chắc chắn có việc làm thêm. Khi sang Nhật gặp bất cứ khó khăn nào đều được hỗ trợ, giúp đỡ. Em cũng kết nối với những du học sinh đã bay trước đó, để xem uy tín của công ty thế nào thì tất cả mọi người đều nói rằng rất hài lòng. Cho nên, chúng em đã được giải tỏa lo lắng”, Ngân chia sẻ.
Và cho đến bây giờ, sau khi đã sang Nhật được 4 năm, Ngân cho biết, Công ty vẫn làm đúng hoàn toàn những gì đã cam kết. Không chỉ giúp đỡ vợ chồng Ngân về công việc, mà cả trong cuộc sống. Khi Ngân sinh nở, công ty cũng đã liên lạc để Ngân có được sự hỗ trợ tốt nhất. Mỗi năm, ban lãnh đạo công ty đều sang thăm du học sinh. Mỗi dịp Tết cổ truyền Havico đều gửi quà, chúc tết. Nhận được quà là các món đặc sản truyền thống của Việt Nam mỗi độ xuân về như giò, nem, bánh chưng, Ngân rất xúc động, có cảm giác ấm áp của một gia đình.
Tiếc vì đã không đi du học sớm hơn
Trước khi bay sang Nhật, vợ chồng Ngân kết hôn. Ngay từ khi đặt chân tới xứ sở hoa anh đào, hai vợ chồng đã kiếm được công việc làm thêm với thu nhập đủ chi trả học phí. Sau 4 năm, giờ hai vợ chồng đã xây dựng được một tổ ấm nhỏ, với cậu con trai 6 tháng tuổi kháu khỉnh, dễ thương. Cả Ngân và chồng hiện giờ đều đã có việc làm ổn định (chồng Ngân chuẩn bị được nhận vào làm việc chính thức sau khi tốt nghiệp). Mỗi tháng, sau khi trừ tất cả chi phí, số tiền hai vợ chồng còn dư được khoảng từ 50-60 triệu đồng (tiền Việt Nam). Số tiền này, Ngân để dành tiết kiệm, hoặc gửi về quê nhà giúp đỡ bố mẹ đôi bên. Vợ chồng Ngân có dự tính sẽ định cư tại Nhật luôn.
Khi được hỏi, có bao giờ Ngân cảm thấy nuối tiếc vì lựa chọn của mình không, Ngân cười: “Nếu có nuối tiếc, thì nuối tiếc nhất của em là đã không đi du học sớm hơn. Bởi vì, đằng nào cũng mất công học đại học, thì lẽ ra tốt nghiệp THPT là có thể đi du học luôn, sẽ tiết kiệm cả thời gian và tiền bạc”, Ngân chia sẻ.
Ngân rất muốn nhắn gửi với những học sinh có ước mơ du học giống như Ngân, thì hãy quyết định sớm. Đặc biệt, cần tìm cho mình một công ty du học uy tín, chất lượng để gửi gắm niềm tin. Điều này rất quan trọng, bởi nó liên quan tới sự thành công trong công việc cũng như hỗ trợ cuộc sống sau này cho du học sinh khi lựa chọn ở lại Nhật Bản.
Với Havico, các du học sinh như Ngân đã được chuẩn bị kỹ càng, chu đáo về mọi thứ, nên khi sang Nhật, các du học sinh nhanh hòa nhập, đặc biệt là về văn hóa, ứng xử.
“Em nhớ, chỉ học về chào hỏi thôi mà các thầy cô ở Havico đã dạy chúng em nguyên một tuần liền. Chào cấp trên, chào đồng nghiệp, chào bạn bè… khác nhau như thế nào, thái độ ra sao... Rồi quy tắc đúng giờ. Và không chỉ về văn hóa, ứng xử, chúng em còn được tập thể thao rèn thể lực phù hợp với việc đi bộ rất nhiều của người Nhật. Chính vì được chuẩn bị như vậy, nên sang Nhật, chúng em đã hòa nhập rất nhanh, ít có cảm giác bỡ ngỡ lạ lùng”, Ngân chia sẻ.
Ngân cho biết, với những bạn có ý định du học Nhật Bản hãy đầu tư học thật nhiều về tiếng Nhật. Nếu tiếng Nhật tốt, khi sang Nhật quá trình giao tiếp thành công sẽ làm được những việc khác. Ngoài ra, cần chuẩn bị những kiến thức về tác phong của người Nhật. Đặc biệt, nên xác định sang để học chứ không phải vừa học vừa làm, chỉ mải kiếm tiền. Nhật Bản quy định đối với du học sinh một tuần chỉ được làm 28 tiếng, nhưng có những bạn làm tới 50-60 giờ, là việc làm vi phạm pháp luật dẫn tới không được xin visa mới, buộc phải về nước, dở dang, rất đáng tiếc./.