Theo PGS, TS. Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo): Trong cả nước có gần 1 triệu thí sinh dự thiTHPT Quốc gia.
Thi tốt nghiệp THPT: Thí sinh có thể dự báo chính xác đỗ hay trượt ĐH
Kết quả đăng ký dự thi như sau: Tỷ lệ các thí sinh dự thi THPT Quốc gia chỉ để xét chứng nhận tốt nghiệp chiếm tỷ lệ xấp xỉ 28%; tỷ lệ các thí sinh lấy kết quả vừa để xét kết quả tốt nghiệp và tuyển sinh đại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ xấp xỉ 60% và tỷ lệ những thí sinh dự thi chỉ để xét tuyển sinh đại học, cao đẳng chiếm 12%.
PGS, TS. Mai Văn Trinh khẳng định,qui chế tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2015 có một điểm tiến bộ so với việc tuyển sinh trước đây, đó là tiến hành thi trước và tuyển sinh sau. Đây cũng là cách tiếp cận với tuyển sinh của các nước có nền giáo dục đại học phát triển. Theo đó, sau khi có kết quả thi, thí sinh sử dụng để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ. Có một số giải pháp đồng bộ hỗ trợ học sinh trong chuyện này.
Thứ nhất, phần mềm quản lý thi sẽ cung cấp cho thí sinh biết các số liệu thống kê liên quan đến kỳ thi này.
Thứ hai, trong quá trình xét tuyển sinh, theo qui định của quy chế cứ 3 ngày 1 lần các trường đại học, cao đẳng công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là trên website của trường tình hình đăng ký xét tuyển cho đến thời điểm đó.
Cụ thể đưa ra danh sách đăng ký xét tuyển theo danh sách học sinh đã xếp điểm từ cao xuống thấp. Học sinh căn cứ vào điểm, chỉ tiêu xét tuyển của trường, các em hoàn toàn có thể dự báo được khá chính xác khả năng đỗ hay trượt của mình để có phương án tiếp theo, bảo đảm quyền lợi cho mình.
Thí sinh lưu ý, trong đợt xét tuyển đầu tiên, trong thời gian đăng ký xét tuyển, các em có thể được thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển nếu thấy rằng khả năng đỗ của mình không cao. Đây cũng là điểm điều chỉnh tiến bộ hướng tới bảo đảm quyền lợi của thí sinh.
Về đề thi, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển cho biết: Năm nay, Bộ đã chủ động rất sớm trong việc chuẩn bị làm đề. Ngay từ trong năm học, Bộ đã tập hợp chuyên gia, giáo viên phổ thông, giảng viên các trường đại học để xây dựng ma trận đề thi.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Đề thi THPT quốc gia 2015 không khó hơn mọi năm
Xác định là 60% các yêu cầu trong đề thi là thuộc phần lĩnh vực kiến thức cơ bản, chỉ có 40% để vận dụng, để nâng cao phân biệt học sinh thi đỗ vào đại học.
Lịch thị cụ thể các môn như sau: