Ngày 23/2, tại buổi làm việc với Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng, đại diện Sở Giáo dục – Đào tạo cùng nhiều sở, ngành tại TP HCM đã đưa ra nhiều lý do khiến việc tự chủ toàn diện và đẩy mạnh xã hội hóa trong hệ thống giáo dục phổ thông trên địa bàn còn nhiều hạn chế.

Tính đến năm học 2016-2017, Thành phố Hồ Chí Minh có gần 2.200 cơ sở giáo dục và đào tạo với trên 1,7 triệu học sinh và khoảng 83.500 giáo viên. Sở Giáo dục – Đào tạo Thành phố thời gian qua đã rất nỗ lực trong quá trình tự chủ tài chính cũng như biên chế, tổ chức nhưng vẫn đang gặp phải nhiều khó khăn.

dinh_la_thang_jsko.jpg
 Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng phát biểu tại cuộc họp.
Cụ thể, mặc dù đạt tỷ lệ 99,92% tổng số đơn vị giáo dục được quyền tự chủ theo Nghị định 43 nhưng thực chất mức độ tự chủ tài chính của các trường tại thành phố còn nhiều hạn chế do vướng quy định mức trần.

Nguồn thu thấp ảnh hưởng không ít đến mức độ đầu tư phát triển cơ sở vật chất, xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao, trang thiết bị hiện đại đảm bảo yêu cầu đổi mới giáo dục theo hướng hội nhập. Một số chức danh thực sự cần thiết trong nhà trường như giám thị, giáo viên làm công tác tư vấn tâm lý… không có biên chế tuyển dụng nên nhiều trường phải tổ chức cán bộ kiêm nhiệm.

Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng nói: "Vốn cho giáo dục - đào tạo là không thiếu. 
Do vậy, Sở Giáo dục – Đào tạo kiến nghị, thời gian tới, thành phố cần hỗ trợ thêm nhiều cơ chế, chính sách giúp ngành đẩy mạnh tự chủ thực chất. Đồng thời, thành phố có thể quy định một tỷ lệ nhất định các trường học có điều kiện chuyển sang tự chủ hoàn toàn, nhất là về quyền tự quyết mức độ thu, giúp các trường có định hướng cụ thể. Phát động thêm nhiều mô hình xã hội hóa để nâng cao chất lượng giáo dục, vươn tầm quốc tế. Về cơ sở vật chất, ngành mong muốn thành phố tiếp tục ưu tiên bố trí vốn để nâng cấp, mở rộng và duy tu các phòng học, đảm bảo đến năm 2020 đạt tỷ lệ 300 phòng học trên 10.000 người dân trong độ tuổi đi học.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng chỉ đạo thành phố cần sớm phối hợp và hỗ trợ ngành giáo dục – đào tạo xây dựng lộ trình tự chủ và xã hội hóa, trong đó tập trung nhiều việc cấp thiết trước.

Ông Đinh La Thăng nhấn mạnh: “Vốn cho giáo dục - đào tạo là không thiếu. Chúng ta phải khẳng định như vậy để đảm bảo đến năm 2020, TP HCM đạt tỷ lệ 300 phòng học/10.000 dân, đạt 80% các trường tổ chức học 2 buổi/ngày kể cả những vùng có học sinh tăng cơ học hàng năm cao. Tôi đồng tình với việc giao quyền xây dựng mức thu đảm bảo đủ bù chi không lợi nhuận…”./.