Thời gian qua, vẫn còn tồn tại một số cơ sở y tế để xảy ra những vụ tai biến trong y khoa mà sai sót hoàn toàn thuộc về phía bệnh viện, gây ảnh hưởng đến uy tín của ngành y tế.

Liên quan đến vấn đề này, trong cuộc gặp báo chí mới đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh: Hiện Bộ Y tế chưa có hệ thống giám sát, thống kê về tai biến y khoa trên toàn quốc.

Để sớm có thông tin nhằm quản lý các trường hợp tai biến y khoa tốt hơn, hiện nay Bộ Y tế đang xây dựng Dự thảo Thông tư Hướng dẫn quản lý sự cố y khoa trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trong đó tập trung hướng dẫn thống nhất quy định liên quan đến nhận diện, phân loại, báo cáo sự cố và một số nguyên tắc cơ bản việc khắc phục, xử lý, xác định nguyên nhân, phòng ngừa sự cố y khoa.

chi_tien_tsxi.jpg
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến 
Dẫn các nhà nghiên cứu y học Mỹ, bà Bộ trưởng cho hay: Lĩnh vực y khoa là lĩnh vực có nhiều rủi ro nhất đối với khách hàng. Các chuyên gia y tế Mỹ nhận định “Chăm sóc y tế tại Mỹ không an toàn như người dân mong đợi và như hệ thống y tế có thể, ít nhất 44.000 – 98.000 người tử vong trong các bệnh viện của Mỹ hàng năm do các sự cố y khoa.

Số người chết vì sự cố y khoa trong các bệnh viện của Mỹ, cao hơn tử vong do tai nạn giao thông, ung thư vú, tử vong do HIV/AIDS đây là ba vấn đề sức khỏe mà người dân Mỹ quan tâm hiện nay).

Sự cố y khoa do phẫu thuật: WHO ước tính hàng năm có khoảng 230 triệu phẫu thuật. Các nghiên cứu ghi nhận tử vong trực tiếp liên quan tới phẫu thuật từ 0,4-0,8% và biến chứng do phẫu thuật từ 3-16%. Theo Viện nghiên cứu Y học Mỹ và Úc gần 50% các sự cố y khoa không mong muốn liên quan đến người bệnh có phẫu thuật.

Sự cố y khoa liên quan tới nhiễm khuẩn bệnh viện. Phân tích nguyên nhân dẫn đến tai biến y khoa, lãnh đạo Ngành y tế nhấn mạnh: “Có nhiều nguyên nhân gây ra như: bệnh viện là môi trường có nhiều nguy cơ để tai biến xảy ra; Nguyên nhân có tính chất hệ thống; Nguyên nhân do lỗi cá nhân; Nguyên nhân từ cán bộ y tế”.

Bà Tiến nói: “Sự cố y khoa trong môi trường y tế như kê đơn nhiều thuốc, y lệnh không rõ ràng hoặc quá nhiều y lệnh do thói quen công việc một người pha thuốc, một người tiêm; sao y đơn thuốc.

Tại một số bệnh viện, hiện tượng quá tải bệnh nhân cũng dẫn đến việc cắt xén hoặc làm tắt các quy trình chuyên môn. Vi phạm đạo đức nghề nghiệp, lợi ích của người bệnh không được đặt lên hàng đầu dẫn đến việc lạm dụng thuốc.

Một số chính sách, những quy định tác động đến an toàn của người bệnh như: quy định cho thuốc 2-3 ngày; đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu dẫn đến giữ người bệnh ở tuyến dưới; thu viện phí theo dịch vụ dẫn đến lạm dụng các thiết bị kỹ thuật cao và các thiết bị y tế trên người bệnh không đảm bảo chất lượng. Quá tải bệnh viện cũng khiến người bệnh thiếu kiên nhẫn và hợp tác với nhân viên y tế, nhân viên y tế quá tải chịu nhiều áp lực, luôn làm việc với cường độ cao.

Nhân viên y tế chuyển việc khiến các cơ sở khám, chữa bệnh cần bổ sung nhân lực cũng làm ảnh hưởng đến kiến thức, kinh nghiệm tại cơ sở y tế đó. Trong cấp cứu người bệnh, thời gian là điều rất quan trọng, nhân viên y tế cần phải cấp cứu với tốc độ cao, do vậy sự cố y khoa cũng dễ xảy ra.

Dây truyền khám chữa bệnh phức tạp, nhiều đầu mối, ngắt quãng, nhiều cá nhân tham gia trong khi hợp tác, trao đổi thông tin giữa nhân viên y tế chưa đầy đủ và kịp thời.

Bên cạnh đó, việc giao tiếp giữa nhân viên y tế và người bệnh gần như không có (nhân viên y tế nói gì là người bệnh làm theo, không có phản hồi). Môi trường chăm sóc y tế có nhiều áp lực do quá tải, ca kíp trái với sinh lý bình thường (trong khi mọi người đang ngủ thì nhân viên y tế phải trực).

Nơi làm việc chật chội, nhiều tiếng ồn, cán bộ y tế nhiều khoa bệnh phải làm việc với cường độ rất cao và áp lực tâm lý luôn căng thẳng. Việc thay đổi ca trực, chuyển giao người bệnh giữa các thầy thuốc cũng là nguyên nhân dẫn đến sự cố y khoa.

c\Cán bộ y tế nhiều khoa bệnh phải làm việc với cường độ rất cao và áp lực tâm lý luôn căng thẳng
Nhân viên y tế quên không lấy bệnh phẩm xét nghiệm, quên không bàn giao cho ca trực sau, quên không điền thông tin vào bệnh án,… dẫn đến việc nhầm người bệnh, tài liệu người bệnh không hoàn chỉnh, sai lỗi.

Bên cạnh đó, nhân viên y tế luôn làm việc với cường độ cao cộng với thuốc, hóa chất, dung dịch nghe giống, nhìn giống cũng là nguyên nhân gây sai sót dẫn đến sự cố y khoa.

Bộ trưởng thừa nhận lãnh đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa đặt an toàn người bệnh là ưu tiên hàng đầu trong chương trình cải tiến chất lượng của đơn vị, thiếu chương trình hành động cụ thể, thiếu phân bổ nguồn lực thích hợp cho hoạt động an toàn đối với người bệnh.

Trong hoạt động quản lý bệnh viện vẫn còn tồn tại suy nghĩ nguyên nhân của sự cố y khoa chủ yếu là do lỗi cá nhân, ít khi xem xét lỗi hệ thống.

Việc triển khai hoạt động phòng ngừa sự cố y khoa chưa được quan tâm đúng mức: Chưa xây dựng hệ thống quản lý, sai sót, sự cố; công tác tổng hợp, báo cáo, giám sát sai sót, sự cố chưa được chú trọng; thiếu xây dựng các quy trình kỹ thuật để đảm bảo an toàn đối với người bệnh; thiếu hoạt động huấn luyện về an toàn đối với người bệnh cho nhân viên y tế. Đa số chưa qua các khóa huấn luyện về an toàn đối với bệnh nhân; Không tuân tủ đúng quy tình, quy định về an toàn đối với bệnh nhân của bệnh viện khi thực hiện các kỹ thuật; Kỹ năng thực hành còn hạn chế…

Người bị tai biến y khoa và gia đình họ có thể được bồi thường không? Bà Tiến nêu rõ: Khi người bệnh bị tai biến y khoa, việc bồi thường người bệnh và gia đình của họ sẽ được thực hiện theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, nghề y là một nghề đặc biệt, đối tượng cung cấp hay tiếp nhận dịch vụ khám, chữa bệnh đều là con người mà con người thì “nhân vô thập toàn”, vì vậy việc xảy ra các tai biến trong quá trình khám, chữa bệnh luôn có khả năng xảy ra./.