cay_lua_vov_1_lljk.jpg
Hiện nay, người dân Cà Mau chỉ còn thực hiện hình thức cấy lúa trên diện tích đất làm mô hình tôm - lúa.
Do luân canh tôm - lúa nên đất bị nhiễm mặn, đến vụ lúa người dân không thể sạ trực tiếp giống xuống mặt đất mà phải cấy.
Mùa cấy tại Cà Mau bắt đầu từ khoảng đầu tháng 8 âm lịch hằng năm.
Cấy lúa là một trong những công việc cực nhọc vì người thực hiện phải cúi liên tục. Tại địa phương đang thiếu lao động để thực hiện công việc này.
Người dân nơi đây còn dùng cách nén mạ trực tiếp xuống ruộng để mạ tự lên thay cho việc cấy lúa.
Mạ ném giúp rễ cây lúa không đâm sâu, ít tiếp súc với chất mặn còn trong đất, phát triển nhanh hơn nhưng nếu gặp trời nắng mạ ném rất dễ bị thiệt hại.
Hình thức mạ ném cũng như mô hình tôm - lúa được thực hiện nhiều tại huyện Thới Bình và U Minh của Cà Mau.
Để chủ động cho vụ cấy, bà con gieo mạ trước đó khoảng 1 tháng, đối với mạ ném là khoảng 20 ngày.
Công việc nhổ mạ rất nặng nhọc nên chỉ dành cho đàn ông, thanh niên có sức khỏe.
 
Sau khi cấy, người dân chăm sóc cây lúa theo hướng sinh thái, không dùng thuốc bảo vệ thực vật để đảm bảo việc nuôi tôm thuận lợi.
Sau khi cấy, người dân chăm sóc cây lúa theo hướng sinh thái, không dùng thuốc bảo vệ thực vật để đảm bảo việc nuôi tôm thuận lợi.
Vụ lúa cấy được thu hoạch trước Tết Nguyên đán và sau đó người dân tiến hành cải tạo nuôi tôm trở lại.
Năm nay, toàn tỉnh Cà Mau có khoảng 40.000 ha đất nuôi tôm được người dân tiến hành trồng vụ lúa.
Mô hình tôm - lúa cho thu nhập ổn định khoảng 50 - 60 triệu đồng/ha/năm.