- Lào Cai: Nợ gần 12 tỷ đồng Bảo hiểm xã hội
- Tăng thời gian nghỉ thai sản của lao động lên 6 tháng
- Không nên chỉ quy định bảo hiểm tiền gửi cho cá nhân
Ngày 29/11 tại Hà Nội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội thảo khu vực phía Bắc đánh giá 5 năm thực hiện Luật BHXH.
Hội thảo nhằm tổng kết, đánh giá việc triển khai tổ chức thực hiện Luật BHXH; phân tích và rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn, cũng như trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn, điều hành triển khai thực hiện chính sách BHXH thời gian qua. Qua đó, kiến nghị các giải pháp tháo gỡ những vướng mắc phát sinh, tiến tới mục tiêu BHYT toàn dân và BHXH cho mọi người lao động; bảo đảm an sinh xã hội, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.
Các đại biểu tham gia Hội thảo |
Qua 5 năm thực hiện Luật BHXH, số đối tượng tham gia BHXH ngày càng tăng, không chỉ BHXH bắt buộc mà còn mở rộng đến các đối tượng tự nguyện. Đến nay, có trên 9,7 triệu người tham gia BHXH bắt buộc, tăng mới bình quân 400.000 người/năm. BHXH tự nguyện đạt gần 90.000 người, tăng mới bình quân 25.500 người/năm và bảo hiểm thất nghiệp trên 7,6 triệu người, tăng mới bình quân 885.000 người/năm.
Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Lê Bạch Hồng cho rằng, cùng với việc mở rộng và phát triển đối tượng tham gia, nguồn thu quỹ BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp có sự gia tăng đáng kể. Việc giải quyết chế độ, chính sách BHXH cho người lao động được thực hiện kịp thời, đúng quy định, ít xảy ra sai sót và ngày càng thuận lợi hơn cho người lao động.
Tuy nhiên, tình trạng nợ trốn đóng, nợ đọng BHXH, BHYT vẫn tăng cao. Ý thức tuân thủ pháp luật của đơn vị sử dụng lao động và người lao động còn hạn chế, trong khi chế tài xử phạt còn nhẹ, cơ quan BHXH không được quyền xử phạt nên khó khăn cho việc tổ chức thực hiện chế độ, chính sách cho người lao động.
Bên cạnh đó là việc mở rộng đối tượng tham gia còn chậm, đặc biệt là đối tượng tự nguyện, lao động làm việc trong khu vực kinh tế hợp tác và doanh nghiệp, khu vực nông thôn, làng nghề, dịch vụ./.