Bồi thường cho người tù bị kết án oan Huỳnh Văn Nén như thế nào?

Câu chuyện người tù bị kết án oan Huỳnh Văn Nén ở xã Tân Minh, huyện Hàm Tân, Bình Thuận được các cơ quan tố tụng ở Bình Thuận xin lỗi công khai ngày 3/12 đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Dư luận cũng đặc biệt quan tâm sau 17 năm, 5 tháng tù bị kết án oan khiến ông Huỳnh Văn Nén và gia đình phải chịu nhiều thiệt thòi như vậy thì những người làm sai, cơ quan làm sai phải bị xử lý thế nào, đặc biệt cá nhân, cơ quan làm sai sẽ đền bù cho ông Nén như thế nào và đền bù bao nhiêu?

luat su du tinh muc boi thuong cho ong huynh van nen hinh 0
Ông Huỳnh Văn Nén - người bị tù oan trong 2 vụ án giết người tại Bình Thuận (Ảnh: Việt Quốc)

 Luật sư Phạm Công Út - 1 trong 7 luật sư nhiều năm qua bào chữa miễn phí cho ông Huỳnh Văn Nén và hiện đang tiếp tục hỗ trợ đòi bồi thường oan sai cho ông, cho rằng những thiệt hại về tinh thần, thể chất mà ông Nén đã chịu trong gần 18 năm ngồi tù là không gì bù đắp nổi. 

“Hiện các luật sư và gia đình ông Nén vẫn chưa thống nhất mức bồi thường nên chưa có con số cụ thể, nhưng chúng tôi đang tư vấn cho gia đình ông Nén tách ra thành 2 vụ án rõ ràng”, luật sư Phạm Công Út nói.

Cụ thể, trong vụ án vườn điều trước đó đã tuyên là oan sai, thống nhất mức bồi thường là 1,2 tỷ đồng, phần ông Nén được mấy chục triệu đồng nhưng chưa thực hiện vì lúc này ông Nén vẫn đang thụ án trong vụ án giết bà Lê Thị Bông. Nay đã chính thức đình chỉ điều tra ông Nén trong vụ án giết bà Bông, cần phải đòi lại phần bồi thường của ông Nén trong vụ án vườn điều. Tất nhiên là không phải mấy chục triệu đồng như trước đây.

Trong vụ án giết bà Lê Thị Bông. Nay đã xác định là ông Nén không giết bà Bông, cơ quan pháp luật đã xin lỗi ông Nén thì cần bồi thường cho thời gian ông ngồi tù oan vì phán xét sai của tòa. Về thời gian thì yêu cầu phải bồi thường trước Tết Nguyên đán.

“Tuy chưa thống nhất con số cụ thể nhưng theo quan điểm của tôi thì mỗi năm ông Nén bị tù oan phải bồi thường 1 tỷ đồng. Bởi thiệt hại vật chất và tinh thần của gia đình ông quá lớn, không gì bù đắp cho đủ. Chúng tôi chỉ mong là mức bồi thường này tạm an ủi được những thiệt thòi mà nhiều thành viên trong gia đình ông phải gánh chịu trong suốt 18 năm qua”, luật sư Phạm Công Út cho biết thêm.

Chủ tịch nước: “Làm một công dân tốt, còn hơn một cán bộ tồi“

Thực hiện chương trình tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII, ngày 5/12, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng các đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 1, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp xúc cử tri quận 1 và quận 3. Phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri được coi là cuối cùng của các đại biểu Quốc hội khóa XIII, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh: "Một việc làm mãi không xong, trước hết phải nhìn lại nội bộ. Cử tri cho rằng cải cách tư pháp muốn tốt trước hết phải cải cách những người làm tư pháp là rất đúng. Làm mãi một việc không xong là phải nhìn lại nội bộ, nhìn lại việc sử dụng con người”.

Chủ tịch nước hỏi thăm cử tri quận 1

Đề cập việc thất thoát trong quản lý kinh tế tại các tập đoàn kinh tế Nhà nước mà cử tri nêu, Chủ tịch nước nhấn mạnh: Doanh nghiệp Nhà nước có vai trò quan trọng trong sự phát triển đất nước, chúng ta phải công bằng trong nhìn nhận thành tựu và hạn chế. Đảng, Nhà nước đã và sẽ xử lý nghiêm những sai phạm; còn những tồn tại về cơ chế, về năng lực sẽ tiếp tục đổi mới, tái cơ cấu nhằm nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp, đủ sức cạnh tranh khi hội nhập với khu vực và thế giới.

Về chống tham nhũng, Chủ tịch nước cho rằng đây là vấn đề không mới nhưng rất thời sự, thời gian qua, các cơ quan chức năng đã làm rất quyết liệt, đạt được những kết quả tích cực nhưng chưa đạt mục tiêu đặt ra. Để được kết quả cao phải có được những con người rất dũng cảm trong cấp ủy, trong bộ máy chính quyền; mọi người phải dám chỉ ra và đấu tranh với những tiêu cực, tham nhũng. Chủ tịch nước nhấn mạnh "làm một công dân tốt còn hơn 1 cán bộ tồi".

Chủ tịch nước hỏi thăm cử tri quận 1

Tại các buổi tiếp xúc tại quận 1 và quận 3, đại biểu Trần Du Lịch thay mặt tổ đại biểu Quốc hội đã báo cáo với cử tri một số kết quả chính của k

Chủ tịch nước hỏi thăm cử tri quận 1

Tại các buổi tiếp xúc tại quận 1 và quận 3, đại biểu Trần Du Lịch thay mặt tổ đại biểu Quốc hội đã báo cáo với cử tri một số kết quả chính của k

Ông Nguyễn Đức Chung trúng cử chức Chủ tịch UBND TP Hà Nội

Sáng 4/12, vào lúc 9h45 phút, bắt đầu ngày làm việc thứ 4 của kỳ họp thứ 14 HĐND thành phố Hà Nội khóa XIV, nhiệm kì 2011 - 2016, ông Nguyễn Đức Chung, Phó Bí thư Thành ủy, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội đã được HĐND thành phố Hà Nội bầu làm Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội với kết quả 87/89 phiếu, chiếm 94,56%.

Ông Nguyễn Đức Chung phát biểu nhậm chức

Thông báo về kết quả kiểm phiếu, Trưởng ban kiểm phiếu cho biết: HĐND TP Hà Nội đã tiến hành bỏ phiếu kín. Theo đó, tổng số đại biểu tham dự kỳ họp là 92 đại biểu, tổng số đại biểu có mặt là 87 và vắng 3 đại biểu. 

Như vậy, ông Nguyễn Đức Chung đã trúng cử chức Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.

Ông Nguyễn Đức Chung sinh ngày 3/8/1967, quê quán xã Thăng Long, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

Ông hiện là Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an TP Hà Nội, Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Ủy viên Uỷ ban Tư pháp Quốc hội. 

Chân dung tân Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung

Xôn xao câu chuyện Trưởng phòng giáo dục từ chối làm Bí thư phường

Tuần qua dư luận xôn xao về những diễn biến tại Cửa Lò liên quan đến việc Ban thường vụ Thị ủy Cửa Lò điều chuyển ông Nguyễn Văn Tuân, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo sang làm Bí thư Đảng ủy phường Nghi Thu, thị xã Cửa Lò nhưng ông Tuân từ chối nhận nhiệm vụ.

Trong câu chuyện ở Cửa Lò, rõ ràng người được luân chuyển về vị trí Trưởng phòng Giáo dục lại không có chuyên môn về giáo dục. Vị tân Trưởng phòng này cũng thừa nhận việc mình không có chuyên môn và khẳng định "... Tôi chưa có chuyên môn, chưa có rồi sẽ có...". Vậy có nghĩa vị trí trưởng phòng là nơi để ông “vừa học vừa làm”? Trưởng phòng giáo dục, ngoài lãnh đạo công tác chung của ngành thì còn phải quản lý chuyên môn. Một ông trưởng phòng có thể làm các công tác phong trào, công tác Đảng nhưng ông bí thư phường không thể làm trưởng phòng Giáo dục. Và nếu như lời ông tân Chủ tịch Phòng Giáo dục nếu cứ mãi vừa làm vừa học thì đến khi nào đất nước mới phát triển và ngành giáo dục ở địa phương có phải là “chuột bạch” để ông học nghề quản lý, chỉ đạo chuyên môn hay không?

Ra 'tối hậu thư' cho Trưởng phòng từ chối làm Bí thư phường ở Nghệ An

Trưởng phòng giáo dục từ chối luân chuyển làm Bí thư phường

Giá trị tư tưởng của Đại thi hào Nguyễn Du mang tầm quốc tế

Tối 5/12, tại Hà Tĩnh đã diễn ra Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 250 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới. 

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định những đóng góp của Đại thi hào Nguyễn Du đối với nền văn học nghệ thuật của nước nhà. Đặc biệt tác phẩm Truyện Kiều của ông là đỉnh cao của nền văn học cổ điển Việt Nam, đã đưa văn học Việt Nam vượt ra khỏi giới hạn quốc gia, ghi dấu ấn của văn học Việt Nam trên thi đàn quốc tế; tác phẩm đã đưa Nguyễn Du trở thành Danh nhân thế giới. Đến nay, kiệt tác Truyện Kiều đã được chuyển ngữ và giới thiệu trong 37 bản dịch với hơn 20 ngôn ngữ khác nhau.

Khu lưu niệm Nguyễn Du. Ảnh: Vietnamnet.

Ở Việt Nam, Truyện Kiều được lưu hành rộng rãi trong nhân dân, chinh phục mọi tầng lớp độc giả từ trí thức tới người bình dân, làm lay động trái tim của bao thế hệ người Việt, là cảm hứng sáng tác cho nhiều tác phẩm thi ca, nhạc họa sau này. Giá trị tư tưởng, nghệ thuật sáng tác của ông luôn trường tồn và được kế thừa, phát huy trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm Đại thi hào Nguyễn Du

Xây dựng Khu lưu niệm Nguyễn Du thành địa chỉ văn hóa du lịch quốc gia