Nhà hát Tuổi trẻ đang thực hiện dự án “Chắp cánh niềm tin”, biểu diễn miễn phí 100 suất diễn “Mùa hạ cuối cùng” cho học sinh, sinh viên trên địa bàn Hà Nội (từ 25/10/2013 - 6/2014).
Nếu thành công, chúng tôi lại tiếp tục
NSƯT Chí Trung: Đối tượng chính của Nhà hát Tuổi trẻ vẫn là thanh niên và thiếu nhi. Với đối tượng thiếu nhi, Nhà hát đang phục vụ rất tốt. Nhà hát có chương trình Thiên đường Tuổi thơ vào sáng chủ nhật hàng tuần; rồi các dịp Trung thu, Tết Thiếu nhi. Tuy nhiên, đối tượng chính của Nhà hát là lứa tuổi thanh thiếu niên thì đang bị bỏ ngỏ. Rất ít học sinh, sinh viên đến rạp phần vì các cháu bận học, phần vì điều kiện kinh tế không cho phép. Học sinh, sinh viên là đối tượng khách hàng giàu tiềm năng của Nhà hát, vì thế, đây là dịp rất tốt để chúng tôi tiếp cận họ.
NSƯT Chí Trung chia sẻ về 100 suất chiếu miễn phí cho học sinh, sinh viên. (ảnh: Minh Thư) |
NSƯT Chí Trung:Để có 100 suất biểu diễn miễn phí nói thì rất dễ nhưng thực tế là sự nỗ lực không mệt mỏi của Nhà hát Tuổi trẻ. Nếu diễn một, hai suất miễn phí còn có thể động viên nhau nhưng biểu diễn tới 100 suất cần tới 70-80 diễn viên thì phải có tiền chi cho những chi phí tối thiểu. Cũng may có thương hiệu SHB, BSH, và COLLAGEN Việt Nam đồng hành cùng Nhà hát trong chương trình này.
Nếu dự án này thành công, nghệ thuật đến được với thanh niên và nhóm lên ngọn lửa yêu thích sân khấu từ họ; đồng thời, các đơn vị tài trợ tìm kiếm được nguồn lực, đối tượng khách hàng trong tương lai, chúng tôi lại tiếp tục. Nhà hát Tuổi trẻ không chỉ có “Mùa hạ cuối cùng” mà còn “Lời thề thứ 9”, “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” đều của tác giả Lưu Quang Vũ và hàng chục vở kịch của các tác giả khác đến với đối tượng khán giả này.
NSƯT Chí Trung: Tôi thấy hứng thú với hài kịch hơn. Hài kịch dễ làm hơn, hiệu quả nhanh hơn và dễ được khán giả đón nhận hơn. Làm những vở chính kịch để thành công như vừa qua phụ thuộc vào may mắn nhiều hơn. Một tác phẩm chính kịch đạt được nhiều huy chương lại được khán giả đón nhận là điều không đơn giản. Tôi làm vở kịch này không phải để có thành tích. Tôi chỉ muốn làm một vở sạch sẽ, sang trọng như một nén nhang để thắp cho hương hồn anh Vũ nhân ngày mất của anh.
90% khán giả đi xem kịch là muốn được giải trí
NSƯT Chí Trung:Tôi không bị ảo tưởng bởi sự đông đúc trong Liên hoan sân khấu kịch của Lưu Quang Vũ. Khán giả đến rạp đông như thế vì tấm lòng với Lưu Quang Vũ, đồng thời những vở kịch đó được các nghệ sĩ thể hiện rất tốt. Nhưng sự đông đúc chỉ là nhất thời. Nếu một nhà cầm quân nào bị "mù màu" sẽ đánh giá sai tình hình. Cả 3 vở diễn này hiện nay nhà hát vẫn đang biểu diễn nhưng sự đông đúc, ồn ào, nhiệt tình không còn như thời điểm liên hoan.
Một cảnh trong vở "Mùa hạ cuối cùng" do NSƯT Chí Trung làm đạo diễn |
Có câu nói: “Trước Vũ không có Vũ và sau Vũ càng không có Vũ”. Chả lẽ cứ đi dựng mãi những vở của Lưu Quang Vũ. Tôi mà tiếp tục dựng những vở khác của Lưu Quang Vũ, mọi người lại nói còn bao nhiêu vở kịch khác sao không làm. Ngoài biểu diễn cho học sinh, sinh viên, giữa tháng 12 tới tôi sẽ mang kịch của Lưu Quang Vũ vào biểu diễn tại TP. HCM.
NSƯT Chí Trung: Sẽ rất ảo tưởng nếu chúng tôi ngộ nhận về khán giả. Nếu nói ở góc độ thương mại, chúng tôi đang kinh doanh một ngành hàng mà xã hội nói chung ít cần đến. Vào các buổi chiều tại Hà Nội và TP.HCM, hàng nhậu nào cũng chật kín, trong khi tại các nhà hát được mấy khán giả. Ngay cả sân khấu kịch TP.HCM cũng chỉ có 4-5 nhà hát là thường xuyên sáng đèn.
NSƯT Chí Trung: Hội những người yêu sân khấu của Nhà hát Tuổi trẻ hiện có 1.000 hội viên. Tuy nhiên, các bạn ấy cũng bận nhiều công việc. Chúng tôi cũng chưa có quỹ để Hội hoạt động. Tôi đang có một vài xúc tiến. Ví dụ có thể liên kết với CLB Hà Nội T&T hoặc một số ngành hàng, cửa hàng ăn uống để làm một cái thẻ đồng hành. Có cái thẻ đó, khi bạn đi uống cà phê ở chuỗi của Chí Trung sẽ được giảm giá 10-20%, đi xem kịch được giảm giá 10%... Hơn lúc nào hết, nghệ thuật cần đến doanh nghiệp và doanh nghiệp cũng cần nghệ thuật để dễ tiếp cận người tiêu dùng.