Theo đó, các Quyết định số 147, 148, cùng ngày 7/11/2019, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã quyết định xử lý kỷ luật ông Trần Văn Phúc, Bí thư Chi bộ, Hiệu Trưởng trường THPT Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La và bà Nguyễn Thị Dung, Bí thư Chi bộ, Phó Trạm trưởng Trạm Y tế thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn, Sơn La bằng hình thức cảnh cáo; Quyết định số 42, ngày 12/11/2019 của Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Sơn La quyết định xử lý kỷ luật bà Nguyễn Thị Hương, Chi ủy viên Chi bộ 1, Đảng ủy Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La, Phó Trưởng phòng Tổ chức cán bộ và Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La bằng hình thức cảnh cáo.
Cả 3 trường hợp này đều là các đối tượng trung gian, đã nhờ “xem điểm” cho một số thí sinh trong Kỳ thi THPT quốc gia tỉnh Sơn La năm 2018.
Các trường hợp Nguyễn Thị Ngọc Thúy, đảng viên Chi bộ Khoa học – Xã hội, Đảng bộ Trường Đại học Tây Bắc và Nguyễn Thị Kim, đảng viên, Chi bộ Thể dục – Sử - Địa – GDCD – Văn Phòng, Đảng bộ Trường THPT Tô Hiệu, TP Sơn La, tỉnh Sơn La hiện nay chưa đủ căn cứ để xem xét xử lý, chờ sau khi Tòa án nhân dân xét xử vụ án, bản án có hiệu lực pháp luật thì tổ chức đảng có thẩm quyền sẽ xem xét xử lý kỷ luật theo quy định.
Như vậy, cho đến nay, trong vụ gian lận thi cử tại Sơn La năm 2018, tổng cộng đã có 95 Đảng viên bị xử lý kỷ luật bằng các hình thức từ kiểm điểm sâu sắc, nghiêm túc rút kinh nghiệm cho đến khai trừ và cách tất cả các chức vụ trong Đảng, cũng như mọi chức vụ về mặt chính quyền.
Hiện nay còn 4 trường hợp chưa xử lý kỷ luật; trong số này có 2 trường hợp là những đảng viên ngoài Đảng bộ tỉnh Sơn La (Trực thuộc Đảng ủy Cục C10, Đảng ủy Công an Trung ương) và 2 trường hợp đang trong giai đoạn thai sản, chưa xem xét hình thức kỷ luật./.
Gian lận thi cử Sơn La: Bắt tạm giam cựu Phó Giám đốc Trần Xuân Yến