Có thể khẳng định tất cả mọi người liên quan đến vụ án, từ ông Võ Văn Minh, công ty Tân Hiệp Phát đến cả người tiêu dùng, cộng đồng mạng và xa hơn nữa là cả ngành thị trường nước giải khát đều bị thiệt hại sau vụ án.
tan_hiep_phat_rmbq.png
Võ Văn Minh cùng hiện vật bị bắt quả tang

Mới đây Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tỉnh Tiền Giang đã tống đạt cáo trạng vụ án "cưỡng đoạt tài sản" cho bị can Võ Văn Minh. Theo đó, cáo trạng truy tố ông Võ Văn Minh (35 tuổi, xã An Cư, Cái Bè, Tiền Giang) về tội cưỡng đoạt tài sản với mức án từ 12 đến 20 năm tù. Lời khai của ông Minh cho biết, ngày 3/12/2014 khi ông lấy chai nước Number 1 (loại chai nhựa 350 ml) của công ty TNHH Tân Hiệp Phát để bán cho khách có con ruồi bên trong chai nước và Minh mang cất giấu ở dưới bàn nước để không ai phát hiện.Ngày 5/12/2014, Minh gọi điện cho Tân Hiệp Phát, buộc công ty này phải giao cho Minh 1 tỷ đồng rồi hạ giá xuống còn 500 triệu đồng để đổi lấy chai nước bên trong có con ruồi và sự im lặng của Minh.Minh cũng cho biết, nếu không giao tiền thì Minh sẽ khiếu kiện đến Ban bảo vệ người tiêu dùng Bình Dương, đăng tải trên báo chí, chương trình 60s hàng ngày và in 5 ngàn tờ rơi nêu nội dung chai nước có ruồi, nhằm làm Tân Hiệp Phát mất uy tín, mất thương hiệu, không thể kinh doanh trên thị trường.Nhận được điện thoại của Minh, Ban giám đốc Tân Hiệp Phát phân công nhận viên trực tiếp đến gặp Minh 3 lần để kiểm tra thông tin.Cuộc gặp lần thứ 3 diễn ra vào ngày 27/1/2015, Tân Hiệp Phát phân công các nhân viên Long, Trung và Vũ Anh Tuấn mang theo 500 triệu đồng đến gặp Minh tại quán giải khát Quê Hương (xã Hậu Thành, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) và đưa số tiền này cho Minh. Nhận tiền, Minh có làm biên nhận rồi đem số tiền này để vào cốp xe. Cũng vào lúc này, Công an tỉnh Tiền Giang ập đến bắt quả tang Minh và tang vật.Trong qua trình điều tra vụ án, cơ quan chức năng giám định chai nước Number 1 cho kết quả không phát hiện thấy vết rách; phát hiện thấy dấu vết biến dạng nắp chai; phát hiện thấy dấu vết xước lạ bên trong chai nước; mực nước trong chai thấp hơn mực nước bình thường của Tân Hiệp Phát sản xuất; các dị vật bên trong chai nước là các bộ phận của cá thể ruồi.Cáo trạng của Viện kiểm sát cho rằng, Minh đã có hành vi dùng chai nước Number 1 có ruồi bên trong, đe dọa mất uy tín Tân Hiệp Phát. Cáo trạng cũng cho biết, Võ Văn Minh đã khai nhận hành vi phạm tội như đã nêu trên.Thời điểm sự việc diễn ra khoảng hơn một năm trước đã tốn nhiều giấy mực của truyền thông, báo chí, luật sư... sự việc xoay quay "con ruồi trong chai nước" của Tân Hiệp Phát, nhận định hành vi của anh Võ Văn Minh đúng hay sai và cách xử lý khủng khoảng, giải quyết của Tân Hiệp Phát... Cũng có không ít diễn đàn, topic, fangape lập ra với nội dung "tẩy chay Tân Hiệp Phát" trở thành nơi để các đối tượng xấu lợi dụng truyền bá thông tin chống phá, bôi nhọ gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho doanh nghiệp. Câu hỏi đặt ra, điều gì còn đọng lại sau vụ án Vũ Văn Minh và "con ruồi trong chai nước" của Tân Hiệp Phát?Ông Võ Văn Minh vì một "con ruồi trong chai nước" đã vướng vào tù tội, ảnh hưởng đến gia đình và cuộc sống sau này.Về phía doanh nghiệp, Tân Hiệp Phát bị ảnh hưởng nặng nề về uy tín thương hiệu và doanh số bàn hàng lên đến hàng trăm triệu USD. Và sự việc xảy ra, phía Tân Hiệp Phát đã không yêu cầu ông Minh bồi thường các thiệt hại sau vụ việc. Phía người tiêu dùng và cộng động mạnh, điều dễ thấy họ đã bị dẫn vào cuộc chơi của đối tượng xấu khi internet, mạng xã hội trở thành "mảnh đất màu mỡ" để các đối tượng xấu lợi dụng truyền bá thông tin chống phá gây hoang mang thị trường và ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Một giải thiết đặt ra, nếu ngay từ đầu, ông Võ Văn Minh thông tin sự việc cho cơ quan báo chí, Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng... hoặc Tân Hiệp Phát mà không đòi số tiền bồi thường lớn như vậy sẽ là một việc làm bình thường, đáng biểu dương.  Trao đổi với PV, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp phân tích, vụ việc lần này, ông Võ Văn Minh đã không lựa chọn hành vi ứng xử theo quy định pháp luật mà lại có hành vi "tự xử" mang tính uy hiếp tới doanh nghiệp nhằm chiếm đoạt tài sản trái pháp luật, thoả mãn các dấu hiệu cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại Điều 135 Bộ luật hình sự. Cũng theo Luật sư Cường, sự việc xảy ra dư luận có nhiều quan điểm khác nhau nhưng dù lập luận thế nào cũng cần có sự thống nhất căn cứ vào quy định pháp luật. "Thực tế, không ít người tiêu dùng tưởng rằng cứ thấy sản phẩm lỗi của doanh nghiệp là có quyền yêu cầu trả tiền bằng cách đe doạ, uy hiếp mà không sao cả, nếu bắt chỉ là bắt oan. Tuy nhiên, pháp luận hoàn toàn nghiêm cấm các hành vi này. Vụ ông Minh sẽ là một bài học lớn để cảnh báo những người cố tình đi theo vết xe đổ của ông Minh sẽ dẫn hệ luỵ khôn lường ", Luật sư Cường nhấn mạnh.Sự việc diễn ra cho thấy, cơ quan chức năng cần đưa ra giải pháp hữu hiệu hơn để NTD nắm và hiểu rõ hơn nữa về quyền lợi, nghĩa vụ khi phát hiện ra những sự cố về sản phẩm của các DN trên thị trường. Đồng thời nhanh chóng vào cuộc để xác minh sự việc và lên tiếng để thông tin nhanh chóng được sáng tỏ, tránh tình trạng để NTD mập mờ về thông tin dẫn tới việc bị các đối tượng xấu lôi kéo để ủng hộ các hành vi trái pháp luật như bênh vực ông Minh là một ví dụ.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng cần có biện pháp quyết liệt để ngăn chặn tình trạng một số đối tượng lợi dụng cộng đồng mạng để dẫn dắt NTD vào cuộc chơi nhằm phục vụ những ý đồ riêng của những đối tượng xấu này, gây hoang mang thị trường, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và của ngành nước giải khát nói chung./.