Hồi 4h ngày 15/9, vị trí tâm siêu bão ở vào khoảng 18,0 độ Vĩ Bắc; 121,5 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Bắc đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 16 (185-200km/giờ), giật trên cấp 17.
Dự báo trong 24 giờ tới, siêu bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km. Như vậy, khoảng trưa và chiều nay siêu bão sẽ đi vào khu vực Đông Bắc của Biển Đông. Đến 4h ngày 16/9, vị trí tâm bão ở khoảng 20,1 độ Vĩ Bắc; 116,1 độ Kinh Đông, cách đảo bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) khoảng 610km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-165km/giờ), giật cấp 17; phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 400km tính từ vùng tâm bão; Phạm vi gió mạnh cấp 10 trở lên khoảng 200km tính từ vùng tâm bão. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3-4.
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (vùng gió mạnh cấp 6 trở lên): phía Bắc vĩ tuyến 15,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 113,0 độ Kinh Đông.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km. Đến 4h ngày 17/9, vị trí tâm bão ở khoảng 21,9 độ Vĩ Bắc; 109,7 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 4h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 22,6 độ Vĩ Bắc; 104,0 độ Kinh Đông, trên khu vực vùng núi phía Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, giật cấp 8. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3, riêng tỉnh Quảng Ninh cấp 4.
Cảnh báo: Từ ngày 17-19/9, hoàn lưu bão gây mưa rất to cho Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ: Ở các tỉnh phía Đông Bắc Bộ từ 200-300mm, vùng núi phía Bắc có nơi trên 300mm; khu vực Tây Bắc Bộ và Thanh Hóa từ 100-200mm./.
Quảng Ninh, Hải Phòng chuẩn bị phương án ứng phó siêu bão Mangkhut
Siêu bão Mangkhut đang mạnh dần lên và sắp đi vào biển Đông