Bộ LĐ-TB&XH vừa đưa ra dự thảo kế hoạch nghỉ lễ, tết năm 2017, lập tức dự thảo này đã nhận nhiều ý kiến trái chiều. Trong khi doanh nghiệp (DN) kêu nghỉ quá nhiều, thì người lao động và cơ quan quản lý lại bảo là hợp lý.
Theo dự thảo tờ trình về số ngày nghỉ lễ, Tết năm 2017 vừa được Bộ LĐ-TB&XH đưa ra lấy ý kiến, phương án nghỉ Tết Nguyên đán là 7 hoặc 10 ngày; nghỉ Tết Dương lịch 3 ngày; nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương 1 hoặc 4 ngày; nghỉ dịp Giải phóng miền Nam (30/4) và Quốc tế Lao động (1/5) 4 ngày. Như vậy, nếu chọn phương án nghỉ nhiều ngày nhất và hoán đổi ngày làm việc, năm 2017 sẽ có tổng 21 ngày nghỉ.
Ảnh minh họa |
Nhưng nếu so với thực tế đất nước thì dài và lãng phí. “Nếu nghỉ dài cũng chẳng có tiền lương để mua sắm, kích cầu. Vì vậy, tôi ủng hộ phương án nghỉ Tết Nguyên đán 7 ngày, vừa đảm bảo nghỉ ngơi, công việc, tạo điều kiện phát triển kinh tế đất nước”, ông Lợi nói.Ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, Tổng Liên đoàn đã có văn bản góp ý với Thủ tướng nên nghỉ Tết Nguyên đán 2017 là 10 ngày. Theo ông Chính, người lao động quanh năm cực khổ, nhất là lao động các vùng quê ra thành phố làm việc, chỉ Tết mới được về, nên cho họ có thời gian nghỉ ngơi bên gia đình. Nếu cho nghỉ ít, người lao động cũng cắt phép để được nghỉ dài hơn.Thứ trưởng LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp cho rằng, Tết Nguyên đán là dịp gia đình sum họp, trong khi lao động tại các khu công nghiệp phần lớn là người ngoài tỉnh, nên tạo điều kiện để lao động có thời gian nghỉ ngơi bên gia đình. Theo ông Diệp, tổng số ngày nghỉ trong năm của Việt Nam hiện không nhiều hơn so với các nước khu vực ASEAN./.