Từ các con hẻm nhỏ, đến các con đường lớn hình ảnh các quầy hàng bên vỉa hè hay dưới lòng đường không còn xa lạ với mọi người dân TP HCM. |
Vì giá thành rẻ nên nhiều người vẫn mua dùng và không quan tâm đến chất lượng ATVSTP (đường Điện Biên Phủ đoạn từ Ngã Tư Hàng Xanh đi lên trung tâm TP). |
Không chỉ có thức ăn, và đồ uống, rau, củ, quả cũng được người dân bày ra vỉa hè để buôn bán (đường Phạm Thế Hiển, quận 8). |
Không được che chắn và bảo quản đúng quy trình nên luôn tiềm ẩn nguy cơ bị nhiễm khuẩn và ảnh hưởng đến sức khỏe (đường Phạm Thế Hiển, quận 8). |
Thời tiết ở TP HCM luôn nắng nóng mà thực phẩm chỉ được bảo quản dưới lớp ni lông nên rất dễ bị hư hỏng (đường Hàm Nghi, quận 1). |
Thực phẩm không được che chắn luôn tiềm ẩn nguy cơ mất ATVSTP khi buôn bán gần các đường lớn (đường Phạm Ngọc Thạch, quận 1). |
Các đồ ăn này cũng chưa được kiểm soát chặt chẽ (đường Phạm Ngọc Thạch, quận 1). |
Không chỉ riêng ban ngày mà buổi tối các quầy hàng rong vẫn buôn bán (đường Phạm Văn Đồng, quận Thủ Đức). |
Làm thức ăn trực tiếp bằng tay không, luôn tiềm ẩn nguy cơ thức ăn bị nhiễm khuẩn độc hại (đường Phạm Văn Đồng, quận Thủ Đức). |
Để quản lý và kiểm tra, giám sát được chất lượng ATVSTP, TP HCM đang thí điểm mô hình Phố hàng rong trên đường Nguyễn Văn Chiêm. |
Tại phố hàng rong Nguyễn Văn Chiêm, mọi người được phép buôn bán trên vỉa hè theo giờ quy định của chính quyền địa phương (sáng từ 6h - 9h trưa từ 11h -14h). |
Dẹp bỏ hàng rong là điều bất khả thi, cho nên việc đưa họ vào hoạt động quy củ có thể là một giải pháp cần thiết để có thể kiểm soát tốt hơn vấn đề về an toàn thực phẩm trên hè phố. |