Theo thông tin từ Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, Đài Khí tượng Thủy Văn Nam Bộ, qua theo dõi hiệu quả xả nước gia tăng các hồ chứa thượng nguồn.

vov_cong_bao_dinh_hbwz.jpg
Cống Bảo Định có nhiệm vụ ngăn mặn, trữ ngọt tại Tiền Giang ( Ảnh: Nhật Trường).

Theo đó, từ ngày 30/3 đến hết tháng 4 tới đây, lưu lượng nước ngọt qua Tân Châu (tỉnh An Giang) tăng nhanh; độ mặn Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có xu thế giảm dần. Trong tháng 4, nguồn nước thượng lưu về đồng bằng sông Cửu Long được cải thiện. Vì vậy, các địa phương cần có giải pháp vận hành công trình hợp lý để tích trữ nước ngọt và tiêu thoát nguồn nước bị ô nhiễm trong nội đồng để phục vụ sinh hoạt và sản xuất. 

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, theo dự báo tháng 5 tới, tình hình hạn mặn diễn biến rất phức tạp nên ngoài việc trữ nước, các địa phương vùng ĐBSCL cần đẩy nhanh công tác thủy lợi;tăng cường công tác tuyên truyền cho bà con nông xuống giống gieo sạ lúa hè thu đúng lịch thời vụ, đúng thời điểm, không để người dân chủ quan xuống giống khi thời tiết, lượng nước chưa đảm bảo, dẫn đến thiệt hại.

Ông Hoàng Văn Thắng, Tổng cục trưởng Cục Thủy lợi (Bộ NN- PTNT) nêu rõ: Tháng 4 nước tốt nhưng tháng 5 không thể nói có dự báo nào biết trước được. Vì nó phụ thuộc rất nhiều vào việc xả nước của thương lưu. Vào lúc đó nếu như không có mưa thì nguồn nước của chúng ta rất khó. Chúng ta không biết cách gì để vượt qua tháng 5 nếu không có mưa. Tháng 4 chúng ta có thể tích nước cho tháng 5 còn nửa tháng 5 còn lại sẽ rất khó khăn./.