Sáng 9/8, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an Hà Nội) mở lớp tập huấn kỹ năng sơ cấp cứu cho cán bộ, chiến sĩ. Tham gia đợt tập huấn có trên 700 cán bộ, chiến sĩ và được chia làm 3 khóa học. |
Các cán bộ thuộc Bệnh viện Công an sau khi giảng lý thuyết về sơ cấp cứu nạn nhân tai nạn giao thông, xử lý tình huống người chuyển dạ đẻ trên đường thì chuyển sang các bài thực hành với dụng cụ trực quan. Cảnh sát giao thông được hướng dẫn từng bước sơ cấp cứu, xử lý tình huống khi gặp người chuyển dạ đẻ trên đường. |
Cán bộ chiến sĩ được chia làm nhiều tổ để tiện theo dõi và thực hành. |
Sau khi theo dõi giảng viên, các chiến sĩ lần lượt thực hành, mỗi kíp gồm hai người. Theo hướng dẫn, cảnh sát giao thông phải cho sản phụ nằm ở nơi thoáng mát, thuận lợi cho việc đỡ đẻ, sau đó đến các bước đỡ đẻ, đưa em bé ra ngoài. Một người giữ sản phụ và liên tục động viên. |
Sau khi em bé ra ngoài thành công, cảnh sát dùng vải để lau miệng, mũi em bé để thông đường thở, sau đó búng vào chân để bé bật khóc... |
Các chiến sĩ được hướng dẫn tuyệt đối không cắt cuống rốn của bé, tìm vải hoặc dây sạch buộc chặt cuống rốn, càng cách xa rốn càng tốt. Sau bước này đưa em bé nằm trên bụng sản phụ và ủ ấm cho bé. |
Ngoài việc thực hành đỡ đẻ cho sản phụ, cảnh sát giao thông còn tập sơ cứu nạn nhân ngừng thở, tim ngừng đập. |
Khi kiểm tra các nạn nhân ngừng thở, cảnh sát giao thông phải lấy sạch máu trong mồm, hay răng, vật khác ra ngoài, sau đó lấy hai tay ép lồng ngực nạn nhân liên tục 30 lần. |
Kết thúc 30 lần ép lồng ngực là hô hấp nhân tạo. Trong bước này, cảnh sát phải lấy tay bóp mũi nạn nhân và thổi 2 lần vào miệng. Bắt mạch tay nạn nhân nếu có tín hiệu thì dừng sơ cứu và chờ đội cứu hộ. Trường hợp nạn nhân chưa thở phải làm tiếp 30 phút ép lồng ngực và hô hấp nhân tạo. Trong khoá tập huấn này, cảnh sát giao thông cũng sẽ học cách xử lý vết thương chảy máu, sơ cứu nạn nhân chấn thương cột sống, cách vận chuyển bệnh nhân. |