Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận, trước đây theo Luật Khoáng sản cũ 2005, các giấy phép khai thác khoáng sản vật liệu thông thường công suất dưới 100.000 m3/năm, dưới 10 héc-ta không phải thông qua thăm dò phê duyệt trữ lượng và không đấu giá quyền khai thác.
Hiện nay, thủ tục cấp phép khai thác cát xây dựng cũng giống như các loại khoáng sản quý hiếm. |
Nhưng từ khi Luật Khoáng sản 2010 có hiệu lực ngày 1/7/2011, các giấy phép đã cấp trước đó hết hạn đã không được gia hạn; đồng thời khi xin cấp phép mới phải thực hiện thêm nhiều thủ tục phức tạp không khác gì các loại khoáng sản quý hiếm. Cụ thể như: phải cấp phép thăm dò, phê duyệt trữ lượng, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, lập hồ sơ thiết kế cơ sở... và sau khi cấp phép phải thỏa thuận với chủ sử dụng đất để hoàn tất thủ tục đất đai mới được tiến hành khai thác.
Từ đó, tiến độ thực hiện các dự án rất chậm không đáp ứng được nhu cầu thực tế. Đến nay, toàn tỉnh mới chỉ có 15 khu vực được Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định công nhận trúng đấu giá. Trong đó, 2 khu vực đã phê duyệt trữ lượng, 2 khu vực đã cấp phép thăm dò, 5 khu vực đã nộp hồ sơ đề nghị cấp phép thăm dò, 6 khu vực đang lập hồ sơ cấp phép thăm dò.
Ông Hồ Lâm, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận cho biết, theo quy định hiện nay, thủ tục hồ sơ cấp phép về vật liệu khoáng sản thông thường cũng giống như khoáng sản kim loại nặng, nên tốn rất nhiều thời gian. Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường tham mưu Chính phủ có điều chỉnh đơn giản để bớt thủ tục cấp phép cho vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh./.
“Bộ GTVT mong Bộ Công an làm rõ vụ khai thác cát ở Bắc Ninh”
Loạn khai thác cát vùng giáp ranh: Đồng Nai siết, Lâm Đồng thả!?