gieo_chu_vov_1_mkzl.jpg
Lai Châu là nơi cực Bắc của Tổ quốc, có 23 xã biên giới, với hơn 265km đường biên. Cũng bởi địa hình đồi núi dốc, đông đồng bào các dân tộc, nên đời sống kinh tế của bà con còn nhiều khó khăn.
Cũng bởi kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp, nên sự nghiệp giáo dục tại các bản làng biên giới cũng muôn vàn trắc trở.
Ngoài khó khăn về kinh tế, trẻ em không hiểu tiếng phổ thông cũng gây khó khăn cho các thầy cô trong việc dạy chữ.
Cơ sở vật chất trường lớp học ở nhiều bản vẫn chỉ là những nếp nhà tạm, nhưng giáo viên vùng cao nơi đây vẫn miệt mài bám lớp, bám trường.
Hàng ngày các thầy, cô giáo phải dậy từ sớm để xuống bản vận động, đưa con em tới trường...
...chăm lo từng miếng ăn, giấc ngủ của học sinh
 
 
Để học sinh đến không bỏ trường, bỏ lớp, những người thầy quân hàm xanh các đồn biên phòng đã lặng thầm phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương và các nhà trường làm tốt công tác vận động phụ huynh, học sinh để các em tới trường
 
Ngoài việc vận động học sinh tới trường, hiện nay các đơn vị, đồn biên phòng trên địa bàn đã nhận nuôi, dạy hơn 40 cháu học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn để các cháu tiếp tục theo học con chữ
 
 
Hàng ngày, những người thầy quân hàm xanh vẫn lặng thầm dạy chữ cho học sinh vùng cao.
 
Cùng với dạy chữ, cán bộ, chiến sĩ các đồn biên phòng cũng phối hợp với các thầy cô dạy kỹ năng sống cho con em đồng bào các dân tộc.
Từ những việc làm lặng thầm của các thầy, cô giáo, nhất là những người thầy quân hàm xanh, chất lượng giáo dục tại các xã biên giới trên địa bàn tỉnh Lai Châu đang dần được nâng lên, bộ mặt bản làng biên giới đang dần đổi thay./.