Tỷ giá vẫn là một ẩn số đối với thị trường chứng khoán

VOV.VN - Tỷ giá VND/USD dù đã dần hạ nhiệt so với giai đoạn tháng 4/2024, tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia kinh tế, tỷ giá vẫn đang là ẩn số cần được theo dõi và có giải pháp chủ động, linh hoạt để tỷ giá ổn định trong thời gian tới.

Đà tăng của tỷ giá VND/USD đã bớt “nóng”

Sau hàng loạt biện pháp cân bằng áp lực tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến ngày 6/5, tỷ giá USD/VND đã giảm 0,1% so với mức đỉnh được thiết lập ngày 23/4.

Cụ thể, ngày 6/5, NHNN niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 1 USD bằng 24.275 VND, giảm nhẹ 1 đồng so với ngày 4/5. Với biên độ +/-5% theo quy định, tỷ giá trần là 25.457 VND/USD, tỷ giá sàn là 23.063 VND/USD. Nếu so với đỉnh khoảng 2 tuần trước ở vùng 24.275 đồng/USD, tỷ giá đã giảm khoảng 30 đồng/USD.

Tại các ngân hàng thương mại (NHTM), giá USD đã “hạ nhiệt”. Theo đó, Vietcombank giao dịch 25.157 – 25.457 đồng/USD (mua vào – bán ra), giảm khoảng 30 đồng/USD so với mức đỉnh khoảng 2 tuần trước. Một số ngân hàng khác như: Sacombank, BIDV, ACB… đồng loạt hạ giá giao dịch USD khoảng 30 đồng/USD so với vài tuần trước.

Tỷ giá VND/USD dù đã có dịu hơn so với giai đoạn tháng 4/2024, tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, tỷ giá vẫn đang là ẩn số cần được theo dõi và có giải pháp điều hành chủ động, linh hoạt để hạ nhiệt trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Chuyên gia Kinh tế - Tài chính, người sáng lập Think Future Consultancy cho biết, từ đầu năm đến nay, VND đã mất giá khoảng 4,4%. Khác với năm 2022 và 2023, năm nay, sóng tỷ giá "nóng" lên ngay từ đầu năm. NHNN đã nhanh chóng có biện pháp can thiệp. Nhưng tính từ ngày 11/3, NHNN bắt đầu phát hành tín phiếu để hút thanh khoản nhằm ổn định đồng VND, tỷ giá vẫn tăng tiếp 2,7%.

Vào ngày 19/4, 6 tuần sau khi phát hành tín phiếu, NHNN tiến thêm một bước bằng cách thông báo bán dự trữ ngoại hối và thực tế đã bán trong tuần cuối tháng 4. Nhờ có thêm bước này, đà tăng của tỷ giá đã được "ghìm cương" trước kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Đồng tình quan điểm này, đại diện Công ty chứng khoán MB (MBS) nhận định, tỷ giá đã ổn định sau hàng loạt các biện pháp của NHNN. Trong tháng 4, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện hàng loạt các biện pháp bao gồm: đấu thầu vàng miếng nhằm thu hẹp chênh lệch giá bán trong nước và thế giới, đẩy lãi suất liên ngân hàng nhằm hạn chế các hoạt động carrytrade (giao dịch chênh lệch lãi suất tiền tệ), đồng thời bán can thiệp ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng có trạng thái ngoại tệ âm.

“Nỗ lực mạnh mẽ của Ngân hàng Nhà nước đã phần nào giải tỏa tâm lý thị trường cũng như nhu cầu USD giảm nhẹ theo mùa vụ đã giúp tỷ giá ổn định trong tuần cuối của tháng 4”, đại diện của MBS đánh giá.

Bà Trần Khánh Hiền, Giám đốc khối phân tích MBS cho rằng, những nỗ lực mạnh mẽ của NHNN thời gian qua đã giải tỏa phần nào tâm lý thị trường, nhu cầu USD giảm nhẹ theo mùa vụ đã giúp tỷ giá ổn định trong tuần cuối của tháng 4/2024. Tỷ giá sẽ dao động trong khoảng 25.100 - 25.300 đồng/USD trong quý II/2024 năm nay dưới tác động những yếu tố tích cực.

“Sự ổn định của môi trường vĩ mô nhiều khả năng sẽ được duy trì và cải thiện hơn nữa sẽ là cơ sở để ổn định tỷ giá trong năm 2024”, đại diện của MBS nhận định.

Tỷ giá vẫn là một rủi ro của thị trường chứng khoán

Đánh giá về tình hình tỷ giá, ông Đinh Quang Hinh, Trưởng Bộ phận Vĩ mô và Chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán VNDIRECT cũng cho rằng, lạm phát tháng 3 tại Mỹ tăng vượt dự báo đã làm thị trường lo ngại về kịch bản FED sẽ duy trì lãi suất điều hành lâu hơn nữa. Hiện tại, đợt cắt giảm lãi suất điều hành sớm nhất của FED có thể sẽ rời sang quý III thay vì kỳ vọng trước đó là vào tháng 6. Đồng thời, thị trường cũng giảm kỳ vọng số đợt cắt giảm lãi suất điều hành của FED trong năm 2024 về 1-2 lần thay vì kỳ vọng 3 lần trước đó.

“Xác suất một số ngân hàng trung ương lớn (tiêu biểu là ECB) cắt giảm lãi suất sớm hơn FED đang tăng lên. Điều này sẽ khiến chỉ số DXY tiếp tục duy trì sức mạnh trong những tháng tới, qua đó tiếp tục gây áp lực lên tỷ giá trong nước. Ngoài ra, giá vàng quốc tế lẫn trong nước vẫn duy trì đà tăng cũng làm tăng thêm áp lực lên tỷ giá. Rõ ràng ở thời điểm hiện tại, vấn đề tỷ giá là một rủi ro cần lưu ý của thị trường”, ông Đinh Quang Hinh nói.

Thời gian qua, câu chuyện về ảnh hưởng của tỷ giá tới thị trường chứng khoán luôn là đề tài nóng được giới đầu tư đưa ra bàn luận, bởi tỷ giá là một trong những yếu tố tác động khá rõ đối với thị trường chứng khoán, đặc biệt trong trường hợp tỷ giá biến động quá khoảng 2,7 - 3% có thể tạo ra một nhịp điều chỉnh đối với thị trường chứng khoán.

Ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Chiến lược thị trường Công ty Chứng khoán VPBankS dẫn chứng, như ở giai đoạn năm 2022 khi tỷ giá tăng vọt lên mức rất cao cũng đồng thời là một giai đoạn bán rất mạnh của nhà đầu tư trong nước cũng như nhà đầu tư nước ngoài. Gần nhất, năm 2023 cũng có giai đoạn nửa cuối năm tỷ giá cũng tăng khá cao. Đầu năm nay, tỷ giá cũng tiếp tục trong xu hướng tăng cao trở lại. Tỷ giá trên thị trường tự do thời gian vừa rồi đã vượt trên ngưỡng 25.000 đồng, tỷ giá liên ngân hàng cũng đang tăng nhanh trở lại.

“Tỷ giá các năm đều thường mất giá, đâu đó sẽ ổn định ở dưới khoảng 2%. Nếu giữ ổn định ở mức này, sẽ không tác động quá nhiều, trong khi có thể vừa hỗ trợ cho xuất khẩu, nhất là trong bối cảnh chung toàn cầu. Còn khi tỷ giá bị mất giá trên 3%, điều này sẽ tác động đối với nền kinh tế khi mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp bất lợi hơn về mặt chênh lệch tỷ giá và có thể sẽ bị hạch toán lỗ do chênh lệch tỷ giá. Thứ hai, khi tỷ giá biến động sẽ ngay lập tức ảnh hưởng đến dòng vốn ngoại đang giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam có thể sẽ làm cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ rút bớt vốn khi mà tỷ giá biến động này mạnh”, ông Sơn lo ngại.

Để giải quyết bài toán về tỷ giá, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, NHNN phải có các giải pháp mạnh hơn nhằm hạn chế chênh lệch lãi suất USD và VND như bán ngoại tệ để ổn định tỷ giá. Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam cần phải được xem xét, đánh giá tác động của tỷ giá hối đoái đối với tăng trưởng kinh tế, hoạt động thương mại, đối với các hoạt động đầu tư để từ đó NHNN có thể can thiệp đúng lúc, mức độ hợp lý.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Các biện pháp hạ nhiệt tỷ giá trong quý 2 và các quý cuối năm 2024
Các biện pháp hạ nhiệt tỷ giá trong quý 2 và các quý cuối năm 2024

VOV.VN - Để giải quyết bài toán về tỷ giá, theo các chuyên gia kinh tế, NHNN phải có các giải pháp mạnh hơn nhằm hạn chế chênh lệch lãi suất USD và VND như bán ngoại tệ để ổn định tỷ giả. Trong trường hợp nhu cầu mua USD từ các doanh nghiệp vẫn lớn nhưng tỷ giá đã hạ nhiệt thì rủi ro mất giá của đồng VND sẽ không còn lớn.

Các biện pháp hạ nhiệt tỷ giá trong quý 2 và các quý cuối năm 2024

Các biện pháp hạ nhiệt tỷ giá trong quý 2 và các quý cuối năm 2024

VOV.VN - Để giải quyết bài toán về tỷ giá, theo các chuyên gia kinh tế, NHNN phải có các giải pháp mạnh hơn nhằm hạn chế chênh lệch lãi suất USD và VND như bán ngoại tệ để ổn định tỷ giả. Trong trường hợp nhu cầu mua USD từ các doanh nghiệp vẫn lớn nhưng tỷ giá đã hạ nhiệt thì rủi ro mất giá của đồng VND sẽ không còn lớn.

Đại biểu Quốc hội nêu giải pháp quản lý thị trường vàng và "hạ nhiệt" tỷ giá
Đại biểu Quốc hội nêu giải pháp quản lý thị trường vàng và "hạ nhiệt" tỷ giá

VOV.VN - Để quản lý thị trường vàng và "hạ nhiệt" tỷ giá, theo đại biểu Quốc hội cần tăng cường các giải pháp quản lý thị trường vàng bằng việc ứng dụng công nghệ để kiểm soát cung - cầu thực chất. Đồng thời, việc can thiệp tỉ giá bằng cách bán ngoại tệ cần rất thận trọng.

Đại biểu Quốc hội nêu giải pháp quản lý thị trường vàng và "hạ nhiệt" tỷ giá

Đại biểu Quốc hội nêu giải pháp quản lý thị trường vàng và "hạ nhiệt" tỷ giá

VOV.VN - Để quản lý thị trường vàng và "hạ nhiệt" tỷ giá, theo đại biểu Quốc hội cần tăng cường các giải pháp quản lý thị trường vàng bằng việc ứng dụng công nghệ để kiểm soát cung - cầu thực chất. Đồng thời, việc can thiệp tỉ giá bằng cách bán ngoại tệ cần rất thận trọng.

Ngân hàng Nhà nước chủ động ứng phó với áp lực tỷ giá
Ngân hàng Nhà nước chủ động ứng phó với áp lực tỷ giá

Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp thị trường để ổn định tỷ giá cũng như tăng cung cho thị trường vàng thông qua đấu thầu vàng miếng.

Ngân hàng Nhà nước chủ động ứng phó với áp lực tỷ giá

Ngân hàng Nhà nước chủ động ứng phó với áp lực tỷ giá

Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp thị trường để ổn định tỷ giá cũng như tăng cung cho thị trường vàng thông qua đấu thầu vàng miếng.