Tỷ phú người Nga – Roman Abramovich mua lại Chelsea vào năm 2003. Từ đó đến nay, bằng túi tiền vô tận của mình, ông biến Chelsea trở thành thế lực thực sự tại Premier League. Có những thời điểm, đội hình Chelsea về số lượng cũng như chất lượng chỉ kém “giải ngân hà” Real ở Châu Âu. Lúc đó, hình ảnh của Chelsea là một “đại gia” chỉ giỏi “ném tiền qua cửa sổ”, trong các kỳ chuyển nhượng.

mourinho_zees.jpgMourinho bỗng dưng trở thành nhà làm kinh tế đại tài

Không thể phủ nhận rằng thành công của Chelsea gần như gắn liền với “Người đặc biệt” -Mourinho. Ngày mới đến Stamford Bridge, HLV Bồ Đào Nha chỉ có một mục tiêu duy nhất là các danh hiệu, còn phần tiền bạc đã có ngài chủ tịch lo. Nhưng ở nhiệm kỳ thứ hai của mình tại Chelsea, mọi thứ đã khác.

Cụ thể, sau hơn một năm trờ về mái nhà xưa, Mourinho đem về cho đội bóng áo xanh hơn 140 triệu bảng bằng việc bán các cầu thủ. Trong khi đó, để bổ sung lực lượng “Người đặc biệt” mới chỉ chi ra 126 triệu bảng. Những người mới đến chẳng hề thua kém những kẻ phải ra đi, thậm chí có phần vượt trội về chuyên môn.

Nên nhớ rằng, trong giai đoạn 2004-2007 Mourinho đã “đốt” của Chelsea hơn 350 triệu bảng cho việc chiêu mộ cầu thủ. Đến Inter và Real “thói quen” này vẫn tiếp diễn nhưng có phần nào “nhẹ nhàng” hơn với số tiền đã giảm quá nửa.

Như vậy, có thể thấy rằng sau 10 năm làm việc với bóng đá đỉnh cao Châu Âu phần nào giúp Mourinho có một bài học đắt giá trong công tác làm bóng đá. Từ một chiếc “máy đốt tiền” bỗng dưng Mourinho trở thành một nhà làm kinh tế đại tài.

Tình hình mua bán cầu thủ của Mourinho sau hơn 1 năm trở về Chelsea:

Bán: Kevin De Bruyne (18), Juan Mata (37), Demba Ba ( 8), David Luiz (50), Romelu Lukaku (28). Tổng: 141 triệu bảng

Mua: Nemanja Matic (21), Mohamed Salah (12), Kurt Zouma (12), Diego Costa (32), Filipe Luis (16), Cesc Fabregas (30), Mario Pasalic (3). Tổng 126 triệu bảng
Giai đoạn 2004-2007: tiêu tốn của Chelsea 350 triệu bảng
Giai đoạn 2008-2010: tiêu tốn của Inter 130 triệu bảng
Giai đoạn 2010-2012: tiêu tốn của Real 150 triệu bảng