Theo phán quyết Bosman, cầu thủ có quyền ký một hợp đồng mới với một CLB khác, trong khi hợp đồng với CLB đang thi đấu chỉ còn thời hạn 6 tháng. Như vậy, CLB mà cầu thủ sẽ ký hợp đồng mới sẽ không phải trả bất kỳ một khoản phí chuyển nhượng nào cho đội bóng chủ quản. Điều luật này đã được áp dụng từ năm 1995 và được đặt theo tên cầu thủ đã khai sinh ra điều luật Jean-Marc Bosman.

Lewandowski
rl.jpg
Bayern Munich hưởng lợi từ luật Bosman khi có Lewandowski miễn phí

Lewandowski là trường hợp mới nhất theo luật Bosman và Bayern Munich là đội bóng hưởng lợi khi không phải trả khoản phí chuyển nhượng cho Dortmund. Ngày 1/7 tới đây, tiền đạo cao lớn người Ba Lan sẽ chính thức khoác lên chiếc áo của “Hùm xám” Bavaria. Trước anh cũng đã có nhiều trường hợp dứt áo đội bóng cũ theo dạng tự do và đạt được những thành công vang dội.

Steve McManaman

McManaman trong màu áo Real 

McManaman đã ký một hợp đồng năm năm với Real Madrid vào năm 1999, sau khi từ chối cơ hội tiếp tục gắn bó với Liverpool và những lời đề nghị từ Barcelona, ​​Lazio, Inter Milan và Juventus. McManaman được biết đến như một cầu thủ chạy cánh khi ở Anh nhưng được đánh giá cao như một tiền vệ thiên về tấn công ở Tây Ban Nha, nơi cầu thủ người Anh đóng vai trò quan trọng với 2 danh hiệu Liga, 1 Siêu cúp châu Âu, World Club Cup và 2 Champions League.

Michael Ballack

Cựu thủ quân đội tuyển Đức khá thành công khi còn khoác áo Chelsea

Real Madrid và Manchester United đều quan tâm đến Ballack vào năm 2006 nhưng tiền vệ người Đức đã chọn Chelsea. Chấn thương mắt cá ở mùa giải đầu tiên khiến Ballack không có một mùa giải ra mắt thành công. Nhưng trong mùa giải 2007-2008, khi Chelsea lọt vào chung kết Champions League thì cựu tiền vệ Munich là cầu thủ chơi tốt nhất của Chelsea và cũng là người chơi ổn đinh nhất tại Premier League cho đến khi rời khỏi London vào năm 2010.

Sol Campbell

Sol Campbell cùng chức vô địch Premier League với Arsenal

Campbell sẽ mãi mãi được biết đến như  kẻ phản bội “Judas” sau khi tháo chạy khỏi Tottenham và gia nhập đại kình địch Arsenal vào năm 2001. Nhưng đây là một quyết đinh khôn ngoan khi trung vệ người Anh đã cùng Arsenal đạt được 2 danh hiệu Premier League, 3 FA Cup và xuất hiện trong trận chung kết Champions League, điều mà Campbell sẽ không bao giờ đạt được tại Tottenham. Trung vệ mang áo số 2 của Pháo thủ còn là chốt chặn vững chắc của một Arsenal “ bất khả chiến bại “ vào mùa giải 2003-2004. Portsmouth cũng được hưởng lợi khi Campbell rời Arsenal miễn phí trong năm 2006.

Esteban Cambiasso

Một trong những tiền vệ đánh chặn hay nhất thế giới

Cambiasso không thể cạnh tranh vị trí tiền vệ phòng ngự tại Real Madrid khi đã có Claude Makelele và cầu thủ Argentina đã gia nhập Inter Milan theo dạng chuyển nhượng tự do vào năm 2004. Cambiasso đã ra sân 400 lần trong màu áo đội chủ sân Giuseppe Meazza, và góp phần quan trọng trong đội hình danh cú ăn 3 vĩ đại vào năm 2010, dưới thời Jose Mourinho. Cầu thủ này cũng giành được bốn danh hiệu Serie A liên tiếp từ 2006 đến 2009.

Andrea Pirlo

Nhạc trưởng của Juventus vẫn chơi tuyệt hay ở tuổi 35

Từng bị AC Milan nghi ngờ về sức khỏe và chuyên môn khi Pirlo bước sang tuổi 32 vào năm 2011. Nhưng khi cập bến Juventus theo dạng tự do, tiền vệ có lối chơi hào hoa của Pirlo đã khiến cả thành Milano phải tiếc nuối. Trong 2 năm khoác áo” bà đầm già Turin”, Pirlo đã góp công lớn trong những thành công của CLB và khẳng định mình là một trong những tiền vệ hay nhất châu Âu. Pirlo cũng là nguồn cảm hứng của Italy đến Euro 2012, và là người Ý duy nhất được đề cử cho Ballon d'Or năm 2013.

Ngoài ra, theo Sportmail trong danh sách này còn có những cái tên như Henrik Larsson người ghi bàn thắng tại Champions League 2006 cho Barca vào lưới Arsenal, sau khi rời Celtic vào năm 2004. Markus Babbel đến Liverpool năm 2000 từ Munich và góp công lớn trong cú ăn 3 của Lữ đoàn đỏ một năm sau đó./.