Đây là một cách tiếp cận mang tính đột phá cho phép chẩn đoán khách quan bằng cách đo một loạt các dấu hiệu di truyền cụ thể được tìm thấy trong máu của bệnh nhân.
Eva Redei - Giáo sư tâm thần học và khoa học hành vi tại Trường Y Feinberg thuộc Đại học Northwestern đã tiến hành một nghiên cứu. Các đối tượng nghiên cứu bao gồm 14 thanh thiếu niên bị trầm cảm nặng không được điều trị lâm sàng và 14 thanh thiếu niên không bị trầm cảm, độ tuổi từ 15-19. Nhóm trầm cảm và nhóm chứng phù hợp về giới tính và chủng tộc.
Phòng thí nghiệm của GS. Redei đã xét nghiệm 26 mẫu máu di truyền đã được xác định trong nghiên cứu trước. Bà phát hiện ra 11 mẫu có sự khác biệt giữa nhóm bị trầm cảm và nhóm không bị. Ngoài ra, 18 trong số 26 mẫu có sự phân biệt giữa các trẻ chỉ bị trầm cảm nặng và những trẻ bị trầm cảm nặng kết hợp với rối loạn lo âu.
GS. Redei cho biết: “11 gen này chỉ là phần nổi của tảng băng chìm vì trầm cảm là một căn bệnh phức tạp. Nhưng đó là một cách tiếp cận với một vấn đề lớn hơn nhiều cần phải khám phá. Nó cho thấy chúng ta có thể chẩn đoán từ máu và tạo ra một xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh trầm cảm". Vị thành niên bị trầm cảm nặng có sự phát triển bình thường bị chệch hướng và bệnh có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành./.