0sat_va_anh_huong_cua_viec_thieu_sat_doi_voi_co_the_bb_bab7jxjp_ozmo.jpg
Bạn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ mặc dù bạn đã có một giấc ngủ ngon và chưa có nhiều hoạt động thể chất? Bạn có thấy chóng mặt không? Bạn có gặp khó khăn khi tập trung không? Nếu có tất cả các triệu chứng nêu trên thì có thể là do cơ thể bạn thiếu sắt.
Sắt là một khoáng chất cần thiết đối với các cơ quan trong cơ thể, tủy xương cần sắt để tạo ra tế bào hồng cầu. Sắt đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc của các phân tử hemoglobin. Sắt cũng giúp cơ bắp dự trữ và sử dụng ôxy. Khoảng 70% chất sắt trong cơ thể chúng ta được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu như hemoglobin và trong các mô của thế bào như myoglobin. Nếu không có nó, các tế bào hồng cầu không thể vận chuyển oxy vào các mô và dẫn đến sự mệt mỏi.
Lượng Sắt trung bình theo yêu cầu của cơ thể chúng ta: Trẻ từ 4-8 tuổi cần 8-10 mg mỗi ngày; 9-13 tuổi cần 8 mg mỗi ngày; Phụ nữ 19-50 tuổi cần 18 mg và nam giới 19-50 tuổi cần 8 mg mỗi ngày. Chế độ ăn uống lành mạnh là rất quan trọng trong việc duy trì lượng chất sắt trong cơ thể. Dưới đây là một vài loại thực phẩm giàu chất sắt có thể thêm vào chế độ ăn uống của bạn.
Củ cải đỏ này được gọi là các loại thực phẩm lành mạnh vì lượng vitamin, chất khoáng, chất sắt và chất chống oxy hoá mà chúng có. Ngoài ra củ cải đỏ có hàm lượng axit folic cao và các enzim nhất định, làm tăng sản xuất bạch cầu trong cơ thể chúng ta. Chúng chứa một lượng chất xơ tốt, giúp cho đường tiêu hóa lành mạnh. Phụ nữ mang thai thường được khuyên uống nước củ cải đường để tăng lượng hemoglobin.
Rau chân vịt chứa flavonoid và là một nguồn cung cấp chất sắt lớn. Nó cũng chứa axit oxalic và phóng thích nhiều chất sắt trong cơ thể khi nó được nấu chín.
Hạt mè: Nồng độ các khoáng chất trong những hạt này giúp sản xuất hồng cầu và tăng mật độ xương. Chỉ cần ăn 50 gram hạt mè mỗi ngày sẽ đáp ứng được tất cả nhu cầu sắt của bạn.
Chà là: Chúng là nguồn cung cấp sắt tuyệt vời. Chúng chứa 11% RDA (lượng các chất dinh dưỡng cần để đáp ứng nhu cầu cho một người bình thường/ngày nhằm hạn chế nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng). Chúng cũng cung cấp năng lượng tức thời để bổ sung cho cơ thể các dưỡng chất khác nhau.
Táo Và Chuối: Đây là một nguồn cung cấp chất sắt lớn và là lựa chọn tốt nhất từ các nguồn thực phẩm chay. Thêm 3-4 phần trái cây này vào chế độ ăn uống sẽ giúp cơ thể bạn bù đắp lượng chất sắt còn thiếu hiệu quả.
Cỏ cà ri: Những lá nhỏ bé này là một nguồn sắt tốt. Chúng được sử dụng rất nhiều trong các món ăn truyền thống Ấn Độ. Chỉ một phần nhỏ cỏ cà ri chứa khoảng 20% lượng sắt cần thiết hàng ngày của bạn. Chúng cũng là nguồn chất xơ tốt và rất tuyệt vời để tăng lượng sữa mẹ.