Theo các chuyên gia, cơ thể khỏe mạnh có khả năng tự điều hòa cholesterol, kiểm soát mỡ máu một cách hiệu quả. Tuy nhiên, khi cơ thể phải dung nạp nhiều loại thức ăn giàu chất béo bão hòa làm tăng cao nồng độ cholesterol trong máu. Lượng cholesterol dư thừa sẽ tích tụ ở thành mạch máu và màng tế bào gây ra những mảng xơ vữa ở động mạch, dẫn đến nhiều bệnh tim mạch nguy hiểm.

Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo, mặc dù tổng lượng chất béo hấp thu chiếm 30%-35% tổng lượng calories nhưng chất béo chuyển hóa chỉ nên hạn chế trong khoảng 7%-10% tổng lượng calories. Các thực phẩm giàu chất béo cụ thể là chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa làm tăng lượng cholesterol.

xucxich-1155-1401960039_marz.jpg 

Đồ chiên và các loại đồ ăn vặt chứa hàm lượng chất béo chuyển hóa cao (Ảnh: KT)

Chất béo bão hòa chủ yếu có trong các loại thịt mỡ, bánh ngọt nướng, chocolate, bơ, phomai, các sản phẩm sữa bột nguyên kem hoặc sữa có hàm lượng béo 2%, kem đặc và da thịt gia cầm.

Giống như chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa cũng làm tăng lượng cholesterol và mỡ máu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và mắc bệnh tim mạch. Chất béo chuyển hóa chủ yếu tìm thấy trong các loại dầu bị hydro hóa. Hầu hết các loại margarines và shortening thực vật đều có lượng chất béo chuyển hóa cao, chứa 0,3 gram - 4,2 gram chất béo trong một thìa. Các thực phẩm chế biến sẵn như các loại bánh cookies, đồ chiên đặc biệt là khoai tây chiên và các loại đồ ăn vặt chứa hàm lượng chất béo chuyển hóa cao.

Ngoài ra, nhóm thực phẩm gây sự gia tăng cholesterol trong máu còn là mỡ động vật, thịt có màu đỏ (thịt bò, thịt heo), tôm, nội tạng, lòng bò, óc, trứng, dầu dừa (là dầu thực vật nhưng lại có nhiều acid béo bão hòa)...

Nhiều chuyên gia nhận định, nếu giảm lượng cholesterol trong khẩu phần ăn hằng ngày 1% sẽ giảm được 2% nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Để đạt được điều này, nên hạn chế sử dụng các loại thịt, cá xuống còn 150 gram - 200 gram mỗi ngày, cần chọn những thức ăn có hàm lượng mỡ và cholesterol thấp.

Nhóm thực phẩm có chứa chất béo không bão hòa có trong dầu ô-liu, dầu cải, dầu đậu phộng (dầu lạc), các loại đậu, ô-liu và bơ giúp giảm nồng độ LDL cholesterol trong máu. Đặc biệt là dầu ô-liu và dầu hạt hướng dương có chứa 12,9% chất béo bão hòa, 15,1% chất béo không bão hòa đơn và 7,9% chất béo không bão hòa đa có thể giúp làm giảm 18% lượng LDL.

Nhóm hạt có vỏ cám, đặc biệt là yến mạch có tác dụng giảm LDL cholesterol đáng kể. Kế đến là ngũ cốc và bánh mì. Ăn ngũ cốc mỗi sáng hay chuyển sang ăn gạo còn vỏ cám (gạo lức) có thể giúp giảm lượng cholesterol trong máu, từ 7-14%.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy nhóm thực phẩm có chứa lycopene (thành viên trong nhóm sắc tố carotenoid làm cho rau củ và trái cây có màu đỏ), có nhiều trong cà chua, dưa hấu cũng giúp giảm cholesterol.

Tuy nhiên, chỉ có 20% lượng cholesterol hấp thu từ thức ăn còn đến 80% lượng cholesterol do cơ thể tự tổng hợp. Do vậy, một số người mặc dù có chế độ ăn hợp lý, cơ thể không thừa cân, thậm chí là gầy nhưng vẫn có nguy cơ bị rối loạn mỡ máu.

Để điều hòa cholesterol, giữ thành phần mỡ máu ở mức ổn định, an toàn, cần thay đổi lối sống, không hút thuốc lá, tăng cường luyện tập cùng một chế độ ăn hợp lý. Bên cạnh đó, bổ sung những thảo dược thiên nhiên như GDL-5 giúp cơ thể điều hòa cholesterol, duy trì các chỉ số thành phần mỡ máu bao gồm LDL, HDL và Triglyceride ở mức có lợi và không gây bệnh./.