benh_duong_ho_hap_ofic.jpg
Bệnh do virus hợp bào hô hấp (RSV): Đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, là nguyên nhân dẫn tới các bệnh viêm tiểu phế quản, viêm phổi ở trẻ em. Triệu chứng của căn bệnh này thường giống với cảm cúm gồm sốt, chảy nước mũi, ho. 40% các trường hợp nhiễm RSV có triệu chứng tiến triển thành khò khè dẫn tới viêm tiểu phế quản hay viêm phổi rất nguy hiểm. (Ảnh: Internet).
Viêm tai giữa: Trẻ nhỏ thường dễ bị viêm tai vì ống thính giác của trẻ rất nhỏ, vòi nhĩ ngắn làm virus, vi khuẩn dễ xâm nhập... Có rất nhiều dạng viêm tai như viêm ống tai, viêm tai ngoài hay viêm tai giữa. Các triệu chứng của trẻ bao gồm sốt, quấy khóc, buồn nôn, đau trong tai hoặc khi kéo tai... Nhiều bệnh viêm tai là do virus, tuy nhiên hiện nay đã có vaccin tiêm chủng cho trẻ em giúp ngăn ngừa bệnh viêm tai do một số vi khuẩn gây nên. (Ảnh: Internet).
Bệnh tay-chân-miệng thường do virus coxsackie A16 gây ra, bệnh rất dễ lây thành dịch, xuất hiện chủ yếu từ mùa hè đến đầu mùa thu. Bệnh có biểu hiện trẻ bị sốt, xuất hiện các mụn nước ở bên trong miệng, lòng bàn tay, mông, và lòng bàn chân. Bệnh tay chân miệng có thể phòng được bằng cách vệ sinh thật tốt, thường xuyên rửa tay chân và đồ chơi của trẻ. Hầu hết các trường hợp không nghiêm trọng và sẽ khỏi sau một tuần đến 10 ngày. (Ảnh: Internet).
Đau mắt đỏ là căn bệnh phổ biến mà nhiều trẻ mắc phải, nó dễ lây lan trong mùa dịch, thường có nguyên nhân do virus. Theo các bác sĩ, hầu hết các trường hợp sẽ khỏi sau 4-7 ngày, cần tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa về việc con em mình có cần phải điều trị khi bị đau mắt hay không. (Ảnh: Internet).
Ban đỏ nhiễm khuẩn cấp: Thường có triệu chứng là phát ban màu đỏ trên mặt, có thể xuất hiện trên thân, cánh tay và chân. Thủ phạm chính là do parvovirus, một loại virus có thể gây ra triệu chứng giống cảm lạnh trước khi xuất hiện ban, bệnh cũng dễ lây, nhưng một khi phát ban xuất hiện, đứa trẻ thường là không còn bị lây nhiễm. Ban thường biến mất trong vòng từ 7 đến 10 ngày. (Ảnh: Internet).
Rotavirus: Trước khi có vắc xin, đây là căn bệnh gây tử vong hàng đầu ở trẻ em với các triệu chứng chính là tiêu chảy, nôn. Hầu hết các trường hợp nhiễm rotavirus tử vong là do em bé bị mất nước. Khi nghi ngờ nhiễm rotavirus cần đưa trẻ cấp cứu tại viện. Hiện có hai loại vắc-xin rotavirus cho trẻ sơ sinh, các nghiên cứu cho biết kể từ khi vắc xin ra đời, số trẻ mắc tiêu chảy do rotavirus sụt giảm đáng kể. (Ảnh: Internet).
Thủy đậu là một bệnh do virus với các biểu hiện lâm sàng là các mụn nước gây ngứa, bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc xin. Thủy đậu có thể gây biến chứng nguy hiểm ở trẻ sơ sinh, người lớn, phụ nữ có thai. (Ảnh: Internet).
Bệnh sởi: Gần đây sởi xuất hiện trở lại, nguyên nhân là do trẻ không được tiêm phòng. Các triệu chứng ban đầu thường là sốt, chảy nước mũi, ho sau đó phát ban toàn thân. Hầu hết trẻ em thường khỏi bệnh sau 2 tuần, nhưng một số bị biến chứng vào phổi và một số cơ quan khác. (Ảnh: Internet).
Quai bị là một bệnh rất phổ biến ở trẻ em trước khi vắc-xin xuất hiện. Các nhiễm trùng thường không có triệu chứng, mà chủ yếu là sưng hạch giữa tai và hàm. Điều nguy hiểm của căn bệnh này là có thể gây biến chứng viêm tinh hoàn dễ dẫn đến vô sinh về... (Ảnh: Internet).
Rubella: Còn gọi là bệnh sởi Đức, do một loại virus gây nên, thường không gây vấn đề nghiêm trọng tới sức khỏe trẻ. Tuy nhiên, nó có thể gây hại cho thai nhi nếu một người phụ nữ mắc bệnh trong thời kỳ thai nghén. Bệnh có các triệu chứng là sốt nhẹ và phát ban lây lan từ mặt với phần còn lại của cơ thể. Hiện đã có vắc xin phối hợp bảo vệ chống lại cả 3 bệnh sởi, quai bị và rubella. (Ảnh: Internet).
Ho gà là bệnh do nhiễm trùng cấp tính ở đường hô hấp, thường gặp ở trẻ em. Trẻ có triệu chứng ho, có đờm, nôn, thở rít, có thể xuất huyết... Trẻ có biến chứng viêm phổi hoặc thần kinh. Nếu trẻ bị bệnh cần cách ly, trường hợp nặng bắt buộc phải được điều trị tại bệnh viện. Tuy nhiên bệnh ho gà hiện nay cũng đã có vắcxin phòng ngừa. (Ảnh: Internet).
Viêm màng não là tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng các mô xung quanh não và tủy sống. Trẻ nhỏ có thể có những triệu chứng giống như cúm hoặc khó chịu quấy khóc. Vắcxin hiện nay có thể ngăn chặn được một số chủng phổ biến gây bệnh viêm màng não. Bệnh viêm màng não cực kỳ nguy hiểm vì những biến chứng của nó thường ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống của trẻ. (Ảnh: Internet).
Viêm họng là bệnh mà hầu hết trẻ em trên thế giới đều từng mắc phải, thường là do virus hoặc vi khuẩn gây bệnh. Bệnh có triệu chứng nuốt đau, đau họng, sưng họng, sốt... Tuy nhiên triệu chứng đau họng xuất hiện ở nhiều bệnh khác nhau nên dễ nhầm lẫn. Mặc dù bệnh viêm họng có thuốc điều trị khỏi nhưng bố mẹ cần đưa trẻ đi khám để tìm tận gốc căn nguyên gây bệnh để điều trị hiệu quả. (Ảnh: Internet).
Bệnh về da: Bệnh chốc lở là một nhiễm trùng da do vi khuẩn, hay gặp ở trẻ từ 2 đến 6 tuổi. Nó thường gây ra các cụm mụn nước nhỏ trên da và rỉ nước và tạo thành một lớp vỏ vàng. Khi chạm vào chất lỏng có thể lây nhiễm sang các phần khác của cơ thể hoặc người khác. Bệnh này có nguyên nhân do vi khuẩn tụ cầu nhưng cũng có thể gây ra bởi liên cầu khuẩn. Sau điều trị bằng kháng sinh, các vết loét thường lành mà không để lại sẹo. (Ảnh: Internet).
Nấm Là một nhiễm trùng da, thường có vảy, hay gặp trên da hoặc trên đầu. Nấm dễ lây từ trẻ này sang trẻ khác, nên những người chăm sóc cần lưu ý cách ly những trẻ mắc bệnh, cần dùng riêng bàn chải, khăn tắm, quần áo. Bệnh này có thể được điều trị bằng thuốc kháng nấm. (Ảnh: Internet).
Cúm: Nhiều người khó phân biệt giữa cảm lạnh và cảm cúm? Điều này rất đúng bởi chúng có chung triệu chứng. Cúm thường gây sốt cao, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, mệt mỏi, buồn nôn hoặc nôn. Bệnh cúm đặc biệt nguy hiểm với trẻ vì có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi. Cơ quan y tế Mỹ khuyến cáo mọi người nên tiêm vắcxin phòng cúm hàng năm, trẻ từ 6 tháng trở lên có thể chủng ngừa cúm. (Ảnh: Internet).
Dị ứng theo mùa: Đây không phải là một bệnh nhiễm trùng, con người thường phản ứng với các hạt cực nhỏ như phấn hoa, bụi... nhất là khi bắt đầu vào mùa xuân hoặc mùa thu. Các triệu chứng bao gồm hắt hơi, chảy nước mắt, chảy nước mũi, nghẹt mũi... Trẻ em có thể liên tục chà xát mũi của chúng bằng lòng bàn tay. Mặc dù không có cách chữa cho dị ứng theo mùa, nhưng bác sĩ có thể giúp người bệnh kiểm soát các triệu chứng đó. (Ảnh: Internet).

Sốt virus là tình trạng thân nhiệt trẻ tăng cao trên 37 độ C trở lên.  Nguyên nhân là do sức đề kháng và hệ thống miễn dịch của trẻ còn yếu, trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột, khối u, hoặc do hệ thống điều khiển thân nhiệt của trẻ bị rối loạn, một số khác do virus gây ra… Triệu chứng thường gặp là trẻ thường sốt cao, đau mỏi người, đau đầu, có thể có triệu chứng của viêm đường hô hấp như hắt hơi, sổ mũi, ho. Cha mẹ nên hạ sốt cho trẻ, cho bé uống thật nhiều nước và uống thêm dung dịch bù điện giải để chống mất nước. Hơn nữa, nên cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất cần thiết... 
(Ảnh: Internet).
Tiêu chảy cấp là một bệnh thường gặp nhưng lại có tỷ lệ tử vong cao ở trẻ. Bệnh xuất hiện quanh năm, nhưng xảy ra nhiều nhất vào mùa hè. Triệu chứng: đi địa tiện nhiều lần, đau bụng, buồn nôn...Khi trẻ có dấu hiệu bị tiêu chảy cấp tùy vào mức độ nặng nhẹ mà các bậc phụ huynh có cách xử lý phù hợp. Quan trọng nhất là đánh giá mức độ mất nước và bù nước điện giải bằng đường uống dung dịch oresol. 
(Ảnh: Internet).
Mùa hè với thời tiết nóng nực, thực phẩm dễ bị ôi thiu, là thời điểm dễ xảy ra ngộ độc thực phẩm, nhất là với trẻ nhỏ vì sức đề kháng kém. Khi bị ngộ độc thức ăn trẻ thường có các biểu hiện như nôn ói, đau bụng dữ dội, tiêu chảy và kèm theo sốt. Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm cho trẻ, các bậc cha mẹ nên bảo đảm thức ăn an toàn và hợp vệ sinh, nấu chín và bảo quản ký thức ăn. 
(Ảnh: Internet).