1rauxanh_ebqv.jpg
Các loại rau lá xanh: Số lượng lớn folate mà rau xanh mang lại giúp làm tăng mức độ hemoglobin trong máu. Các loại rau như rau chân vịt, cà chua đặc biệt hữu ích cho một bệnh nhân thiếu máu. Vì dụ, nếu bạn ăn 100 gam cà chua, bạn sẽ gián tiếp bổ sung 9,1 miligram sắt để làm tăng mức độ hemoglobin của bạn.
Củ dền: Một ly nước ép củ dền có chứa 1,1 mg sắt và giúp cải thiện lượng hồng cầu trong cơ thể bạn. Ngoài ra củ dền chứa axit folic (làm tăng hemoglobin), giàu vitamin C, kali, sắt và chất xơ.
Đậu: Các loại đậu như đậu thận, đậu gà và đậu nành là một nguồn cung cấp sắt và folic tuyệt vời. Ăn nhiều đậu sẽ làm tăng mức độ hemoglobin trong máu của bạn. Hơn nữa, folate và vitamin C có trong đậu sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ của bạn.
Quả lý gai (Amla): Amla là một nguồn sắt dồi dào. Ngoài ra, nó cũng là dưỡng chất tốt cho tóc của bạn và giúp tiêu hóa tốt hơn. Đây là một trong những thực phẩm thiết yếu mà một bệnh nhân thiếu máu cần phải bổ sung.
Quả sung khô giàu khoáng chất, vitamin A, B, B1, B2, B3, B6, sắt, mangan, selen và kali. Chúng cũng chứa chất beta-carotene, carbohydrate, chất béo, chất đạm và chất xơ. Nếu bạn ăn 3-4 quả sung hàng ngày có thể tăng mức hemoglobin lên 25%. Hơn nữa, các khoáng chất chứa trong thực phẩm này giúp loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể của bạn, do đó, làm cho nó dễ dàng vận chuyển oxy đên một số cơ quan.
Nho khô chứa một lượng sắt cao. Người thiếu máu, đối tượng vừa qua cơn chấn thương xuất huyết, phụ nữ mang thai, thiếu nữ hay bị rong kinh được khuyến cáo chọn nho khô để bổ sung chất sắt cần thiết cho cấu trúc lành mạnh của huyết cầu.
Trái cam: Vitamin C cực kỳ cần thiết cho cơ thể vì nó giúp hấp thụ chất sắt mà chúng ta tiêu thụ. Trái cây có múi này là nguồn vitamin C tốt nhất. Cam rất giàu vitamin C và giúp ngăn ngừa thiếu máu.
Ngũ cốc nguyên hạt: Lúa mạch, hạt diêm mạch và bột yến mạch là một số ngũ cốc nguyên hạt mà bạn phải thêm vào thói quen hàng ngày của bạn. Các loại ngũ cốc nguyên chất giàu chất sắt giúp cải thiện mức hemoglobin trong máu.