a_1_vawg.jpg

Kinh nguyệt ra nhiều: Đây là vấn đề mà 1/3 phụ nữ gặp phải. Bạn phải thay băng vệ sinh hằng giờ, chu kì kéo dài lâu hơn một tuần, hoặc xuất hiện những cục máu lớn. Nguyên nhân có thể là do vấn đề với cơ quan sinh sản hoặc hormone, do viêm nhiễm, rối loạn máu, thuốc làm loãng máu hoặc do vòng tránh thai.

Mệt mỏi:Trong kì kinh nguyệt, bạn mất đi một lượng hồng cầu, điều này có thể dẫn đến chứng thiếu máu, thiếu sắt. Nếu bạn thấy khó thở, mệt mỏi, xanh xao và tim đập nhanh, hãy đến gặp bác sĩ.

Lỡ kì kinh nguyệt: Nguyên nhân phổ biến nhất là thai kì, nhưng cũng có thể là do mất cân bằng hormone, thiếu cân, mô sẹo hoặc do một số loại thuốc. Nếu bạn bị lỡ ba chu kì liên tiếp, hãy đến gặp bác sĩ.

Chu kì sớm:Chu kì kinh nguyệt ba tuần một lần vẫn là bình thường. Bạn có thể mất vài năm sau chu kì đầu tiên để có một chu kì ổn định ( khoảng 24 đến 38 ngày). Tập luyện nhiều hơn, giảm cân và stress cũng có thể làm thay đổi chu kì. Nếu các kì kinh nguyệt cách nhau dưới 24 ngày, hãy đến gặp bác sĩ.

Chảy máu giữa các kì kinh nguyệt: Khối u trong và quanh tử cung, vấn đề về hormone hoặc loại thuốc tránh thai bạn đang dùng có thể là nguyên nhân gây chảy máu ngoài chu kì.

Màu sắc máu:Máu ở đầu chu kì thường có màu đỏ tươi. Kinh nguyệt sẽ có màu thẫm hơn, đặc biệt nếu có các cục máu. Máu có màu nâu gỉ thường xuất hiện cuối chu kì, khi nó phản ứng với không khí. Máu hồng nhạt là dấu hiệu của một chu kì nhẹ.

Đau bụng: Hơn nửa phụ nữ bị đau bụng, đùi hoặc lưng trong 1 hoặc hai ngày trước kì kinh nguyệt. Một số người thấy mệt mỏi, buồn nôn hoặc bị tiêu chảy. Nguyên nhân có thể là do sự co thắt của tử cung để loại bỏ lớp màng. Tình trạng này thường thuyên giảm khi bạn có tuổi, và có thể dừng lại khi bạn có con.

Các cơn đau khác: Một số cơn đau bắt đầu sớm hơn và kéo dài lâu hơn. Niêm mạc tử cung có thể đang phát triển sai vị trí, bạn có thể bị u xơ, hoặc bị bệnh viêm vùng chậu - một căn bệnh có thể gây vô sinh và đau đớn lâu dài.

Vấn đề khi đi vệ sinh:Bạn thấy đau khi đi tiểu tiện hoặc đại tiện, bạn bị tiêu chảy hoặc táo bón trong kì kinh nguyệt? Đây có thể là những dấu hiệu giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh lạc nội mạc tử cung, đặc biệt nếu chúng đi kèm với các triệu chứng như chu kì nặng hoặc đau bụng dữ dội.

Thường xuyên đau đầu trước chu kì:Đau đầu trong khoảng thời gian bắt đầu chu kì có thể là do giảm lượng estrogen hoặc do sản sinh prostaglandin. Đây là chứng đau nửa đầu kinh nguyệt. Các loại thuốc giảm đau chống viêm có thể giúp ngăn ngừa tình trạng này; hoặc bác sĩ sẽ giúp bạn ổn định lượng estrogen.

Chảy máu sau mãn kinh: Đó có thể là do bệnh polyp tử cung - một bệnh phổ biến hơn ở những phụ nữ mãn kinh. Polyp tử cung có thể phát triển thành ung thư và ung thư nội mạc tử cung có thể gây chảy máu nghiêm trọng sau mãn kinh./.