Từ năm 2006, ngày 29/10 đã trở thành Ngày Quốc tế về bệnh vẩy nến. Vẩy nến là một bệnh ngoài da rất thường gặp. Bệnh vẩy nến chiếm 5% dân số châu Âu, 2% dân số châu Á còn ở châu Phi có đến 10% tổng số các bệnh nhân đến khám ở các phòng khám da liễu. Khi da xuất hiện các vẩy khô lớn nhỏ màu hồng tụ tập thành đám mọc đè lên nhau vẩy dễ rơi rớt, dân gian gọi đó là bệnh vẩy nến.Bệnh vẩy nến là căn bệnh mang đến gánh nặng thể chất lẫn tinh thần và cả về xã hội. 125 triệu người mắc phải bệnh này trên toàn cầu, trong đó có khoảng 2,5 triệu người Việt Nam. Khi bị bệnh vẩy nến, người bệnh rất khó chịu, ngứa ngáy, đau đớn tại các tổn thương trên da, gây nứt và chảy máu.Những người mắc bệnh này thường có cảm xúc bối rối, xấu hổ và thường che giấu làn da của mình để tránh dị nghị của những người xung quanh. Bệnh vẩy nến còn bị nhầm lẫn sang các bệnh truyền nhiễm khác như: bệnh phong, bệnh giang mai và thậm chí là cả HIV/AIDS… Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm sinh lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Có tới 42% bệnh nhân có biến chứng viêm khớp vẩy nến.Lương y Hà Văn Tiêu, Phó Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội cho biết, vẩy nến có rất nhiều loại khác nhau, có những thể chụm lại, đặc biệt nổi từng đám trên bề mặt da và trên mặt da tạo thành các lớp vảy trắng. Đấy là đặc điểm chính của bệnh vẩy nến. Bệnh vẩy nến là loại bệnh suy giảm miễn dịch cho nên việc điều trị đông y và tây y gặp rất nhiều khó khăn…

vaynen30.jpg