Chữa bằng giấm: Khi bị sưng, đau họng, bạn có thể pha giấm với nước theo tỉ lệ 1:1 để súc miệng, sẽ thấy đỡ đau hơn.

Chữa bằng muối: Bạn lấy muối rang khô, giã nhỏ, thổi vào trong họng, nhổ nước bọt ra, cảm giác đau sẽ hết, lại chữa được viêm.

Rắc muối: Bạn có thể ngửa đầu, há miệng và rắc một chút muối hạt trực tiếp lên phía sau cuống họng (cuống lưỡi) chứ đừng rắc lên phần giữa hay đầu lưỡi (làm như vậy mới không phải chịu đựng vị mặn tới mức khó chịu). Sau đó cứ để cho muối hòa tan tự nhiên vào nước miếng ở đó, càng lâu càng tốt - cố gắng đừng nuốt vội.

Nếu bạn sử dụng lọ muối để rắc, thì có thể rắc từ 2 đến 6 lần/ngày tùy theo mức độ đau họng, đau ít rắc 2 lần, nhiều hơn... thì rắc thêm vài lần.

Nhấm nháp chất lỏng ấm: Các loại trà nóng hoặc nước canh súp gà nóng có thể làm dịu cổ họng. Nhiệt độ sẽ làm tăng lưu thông đến cổ họng để thúc đẩy chữa bệnh. Độ mặn của món canh cũng giúp giảm sưng, giống như súc miệng nước muối.

Vỏ xoài và nước lọc: Bạn hãy pha 10ml nước vỏ xoài với 125ml nước lọc đun sôi để nguội và dùng để súc miệng hằng ngày.

chua_viem_hong_aivz.jpg
Bột quế, hạt tiêu và mật ong: Dùng một thìa bột quế đun với 1 cốc nước, có thêm một chút hạt tiêu và 2 thìa mật ong sẽ giúp bạn nhanh chóng khắc phục được tình hình.

Nghệ: Nghệ cũng dùng để chữa ho. Lấy một nửa cốc nước nóng, thêm một ít muối vào, sau đó cho nửa thìa bột nghệ rồi khuấy đều và uống ngày một lần, liên tục trong 3 ngày. Cách này rất hiệu quả để bảo vệ họng khỏi bị viêm nhiễm.

Ngậm kẹo: Kẹo cứng cũng có thể làm dịu và bôi trơn cổ họng của bạn.

Chữa bằng lê: Thường xuyên ăn lê sẽ có thể chống nhiệt miệng, đau họng.

Chữa bằng mướp: Bạn lấy quả mướp non, nghiền nát, lấy nước súc miệng thường xuyên.

Chữa bằng xì dầu: Khi bị đau họng, bạn có thể lấy một thìa canh xì dầu súc miệng, súc khoảng 1 phút thì nhổ ra, làm liên tục 2-3 lần sẽ thấy tác dụng.

Uống trà và mật ong: Trà và mật ong được xem như những loại "thảo dược" thần kỳ giúp bạn nhanh chóng trị dứt cảm giác đau họng. Bạn hãy cho 1 thìa mật ong khuấy đều trong chén trà và thêm nửa quả chanh vắt.

Tránh xa khói thuốc lá: Thuốc lá có thể là thủ phạm khiến bạn bị đau họng và nó làm cho tình trạng càng trở nên xấu hơn. Vì thế, khi bị viêm họng, việc tránh xa khói thuốc lá càng là điều rất cần thiết.

Tắm nước nóng: Có thể xoa dịu chứng đau cổ họng bằng cách hít nhiều hơi nước trong lúc tắm nước nóng hoặc nghiêng đầu trên một chậu nước bốc hơi và há miệng ra hít hơi ẩm bay lên. Làm như vậy mỗi lần khoảng 5 phút, có thể làm mỗi giờ một lần đến khi nào cảm giác đau họng thuyên giảm.

Tuy nhiên, nếu đau họng kèm sốt, ho và các triệu chứng khác thì bạn nên tìm bác sĩ sớm để biết nguyên nhân gây sưng, đau hay viêm họng./.