cay_hoa_cut_lon_chua_benh_gi_1_ljud.jpg
Cây ngũ sắc hay còn gọi là cây hoa cứt lợn, cây xuyến chi( tên khoa học là Ageratum conyzoides) là một loại cây nhỏ, thân nhiều lông mềm, cao chừng 25-50 cm, mọc hoang ở khắp nơi, nhiều nhất là nông thôn. Hoa nhỏ màu tím, xanh. Cây phát triển rất dễ ở mọi loại đất, có những nơi mọc khắp cánh đồng.
Trong toàn cây hoa ngũ sắc có khoảng 0,16% tinh dầu đặc, màu vàng nhạt đến vàng nghệ, mùi thơm dễ chịu. Trong tinh dầu này lại chứa thành phần cadinen, caryophyllen, geratocromen, demetoxygeratocromen và một số chất hóa học khác; có khả năng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong cả đợt cấp và mạn tính. Theo Đông y, cỏ cứt lợn có vị hơi đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, cầm máu.  
Nhắc đến hoa cứt lợn không thể không kể đến công dụng trị bệnh viêm mũi dị ứng, trị viêm xoang. 
Tuy nhiên, nó chỉ có  tác dụng chữa về triệu chứng chứ không có tác dụng chữa viêm xoang dứt điểm.
Đối với viêm xoang bạn chọn những cây tươi, rửa sạch, để ráo, giã nát, vắt lấy nước cốt, dùng bông thấm nước hoa cứt lợn rồi nhét bông này vào mũi. Để bông trong lỗ mũi khoảng 15-20 phút. Bông thuốc sẽ giúp hút dịch mủ trong xoang mũi ra ngoài. Sau khi rút bông ra khỏi mũi bạn xì mũi nhẹ nhàng để dịch mủ chảy ra ngoài.
Nếu bạn ghét cảm giác rát, khó chịu khi thực hiện nhỏ nước cốt cây cứt lợn vào mũi, bạn có thể thử áp dụng cách lấy  15 – 30g cành lá khô của cây cứt lợn đem nấu với 500ml nước. Sau đó, bạn chia nước ra làm 2 phần, một phần dùng xông mũi và phần còn lại chia ra làm 2 lần uống trong ngày. Để thuốc phát huy tác dụng điều trị bệnh viêm mũi dị ứng, bạn nên uống trước khi ăn khoảng 15 phút.