Khi có tuổi, ngoại hình là thứ mà chúng ta có thể nhìn thấy được, trong khi các hormone và mức độ căng thẳng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của cơ thể. Đối với phụ nữ, những tác động này thậm chí còn tồi tệ hơn khi bắt đầu giai đoạn tiền mãn kinh, khiến họ dễ mắc bệnh hơn. Bệnh tim, ung thư vú và loãng xương là một số vấn đề phổ biến mà hầu hết phụ nữ gặp phải sau khi bước qua tuổi 40. Kiểm tra sức khỏe thường xuyên có thể giảm nguy cơ mắc bệnh nặng và phát hiện bệnh sớm. Do đó có thể ngăn ngừa bệnh chuyển thành nghiêm trọng, nguy hiểm đến tính mạng. Dưới đây là 5 kiểm tra sức khỏe phổ biến mà mọi phụ nữ ở độ tuổi 40 phải thực hiện.
Kiểm tra huyết áp
Huyết áp cao đang ngày càng phổ biến khi chúng ta có tuổi. Phụ nữ trung niên thường mắc chứng huyết áp tăng cao, có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ nếu không được điều trị. Có thể dễ dàng hạ huyết áp với một chút điều chỉnh trong chế độ ăn uống và lối sống. Tập thể dục thường xuyên cũng có thể giúp kiểm soát các con số. Thuốc chỉ được khuyến nghị trong trường hợp nghiêm trọng.
Ung thư vú
Phụ nữ nên khám vú thường xuyên ở mọi lứa tuổi. Ung thư vú và ung thư cổ tử cung là hai loại ung thư phổ biến ảnh hưởng đến phụ nữ ở mọi lứa tuổi và nguy cơ gia tăng theo tuổi tác. Tự kiểm tra vú tại nhà 2 lần /tuần có thể giúp xác định bất kỳ sự hình thành khối u nào ở giai đoạn đầu và ngăn chặn biến chứng nghiêm trọng hơn. Mỗi năm một lần, hãy làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung và chụp X quang tuyến vú để bảo vệ mình khỏi hai loại ung thư phổ biến.
Loãng xương
Mật độ và sức khỏe của xương giảm theo tuổi tác, có thể dẫn đến loãng xương. Xương trở nên yếu và giòn hơn, làm tăng nguy cơ bị thương hoặc gãy xương. Loãng xương phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới. Quét DEXA có thể giúp xác định mật độ xương của bạn.
Mức đường huyết
Những người không có thói quen ăn uống lành mạnh ở độ tuổi 20 và 30 rất dễ mắc bệnh tiểu đường ở độ tuổi 40. Ăn uống không lành mạnh và tăng cân có thể gây áp lực lên tuyến tụy. Nó có thể dễ dàng làm tăng lượng đường trong máu. Tự kiểm tra lượng đường trong máu lúc đói có thể giúp kiểm soát sớm bệnh tiểu đường. Bác sĩ chuyên môn cũng sẽ có những chẩn đoán sớm dựa vào yếu tố nguy cơ của bạn.
Cholesterol
Thực hiện xét nghiệm máu này có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh tim nặng và đột quỵ. Mức cholesterol cao có thể làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh liên quan đến tim.
Nếu bạn có cholesterol cao, thay đổi chế độ ăn uống và dùng một số loại thuốc có thể giúp giảm cholesterol. Sau 30 tuổi, mọi người nên kiểm tra mức cholesterol thường xuyên. Mức cholesterol toàn phần lý tưởng là dưới 200 miligam mỗi decilit (mg/dl)./.