Làm thể nào để tăng cường hệ miễn dịch trong mùa lạnh và nhất là trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành tại nhiều nơi trên thế giới? Bên cạnh các biện pháp bảo vệ hàng rào, dinh dưỡng đóng một vai trò không nhỏ trong nâng cao miễn dịch và sức đề kháng, hỗ trợ hoạt động của các tế bào bạch cầu và kháng thể.

Để tăng cường khả năng miễn dịch và ngăn chặn virus gây bệnh xâm nhập, các biện pháp hàng rào như giãn cách xã hội, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang,... là rất quan trọng. Tuy nhiên, thực phẩm mà chúng ta đưa vào cơ thể hàng ngày cũng là một cách để tăng cường khả năng chống chịu của cơ thể. Ví dụ: thiếu ma-giê hoặc vitamin C sẽ gây ra mệt mỏi và giảm khả năng chống nhiễm trùng hay người già và người ăn chay cần chú ý đến lượng protein vì rất cần thiết cho việc hình thành kháng thể. Sau đây là 18 loại siêu thực phẩm giúp tăng cường khả năng bảo vệ cho cơ thể:

Bánh mì lên men tự nhiên

Sourdough (bột lên men) chứa các enzym và vi khuẩn axit lactic giúp cải thiện sự hấp thụ các khoáng chất (magiê, sắt, kẽm ... đặc biệt là nếu bột mì hoàn chỉnh), làm cho bánh mì dễ tiêu hóa hơn và giảm tác động của bánh mì lên chỉ số đường huyết (đường huyết cân bằng là một sự đảm bảo cho sức khỏe).

Nam việt quất

Nam việt quất chứa chất chống oxy hóa, proanthocyanidins, với hiệu quả đã được chứng minh trong việc ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Nước ép lựu- chất chống oxy hóa

Chất tannin, anthocyanins, axit ellagic... trong quả lựu có chứa một lượng phân tử chống oxy hóa hoạt động tổng hợp. Loại quả mọng này đặc biệt được các chuyên gia khuyên dùng vì khả năng kháng khuẩn, chống viêm và chống ung thư

Mật ong- “tiên dược” kháng khuẩn.

Mật ong chứa nhiều vitamin, polyphenol và các nguyên tố vi lượng. Chính điều này mang lại cho mật ong đặc tính chữa bệnh và kháng khuẩn.

Tảo xoắn

Loại vi tảo này là một trong những siêu thực phẩm giúp lấp đầy bất kỳ sự thiếu hụt dinh dưỡng nào liên quan đến thói quen dinh dưỡng của bạn, chống lại sự mệt mỏi và tăng cường khả năng miễn dịch.

Củ nghệ- một loại gia vị chống viêm

Chất curcumin có trong củ nghệ có tác dụng bảo vệ các tế bào trước những tác động do các gốc tự do gây ra và làm giảm phản ứng của cơ thể trước các cuộc tấn công (chống viêm). Ngoài khả năng chống ung thư nổi tiếng, củ nghệ còn rất tốt cho đường ruột, giảm rối loạn tiêu hóa và ngăn ngừa viêm dạ dày ruột. Tuy nhiên, nghệ lại có khả năng đồng hóa kém, nên phải được kết hợp với một chất béo để thúc đẩy sự hấp thụ.

Gừng

Gừng chứa nhiều hợp chất, có khả năng tăng cường miễn dịch tuyệt vời. Để tận dụng tốt nhất hiệu quả từ gừng, nên sử dụng dụng tươi, bào hoặc cắt nhỏ.

Kiwi- siêu vitamin C.

Một quả kiwi cũng đủ để đáp ứng nhu cầu vitamin C hàng ngày, cũng như đảm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, thúc đẩy sự hấp thu sắt chống mệt mỏi, giúp mau lành bệnh và bảo vệ tế bào gốc tự do.

Chanh- tốt trên mọi mặt trận.

Chanh rất giàu flavonoid, chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do khiến cơ thể suy yếu và dễ bị nhiễm trùng. Đây cũng là nguồn cung cấp vitamin C, giúp tăng cường hấp thu sắt, chống mệt mỏi, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, chanh cũng hỗ trợ hoạt động của gan, hiệu quả trong giải độc cơ thể.

Súp lơ

Trong họ cải, súp lơ là loại giàu glucosinolate nhất. Chúng được chuyển hóa thành các phân tử hoạt động trong quá trình tiêu hóa, sulforaphanes, và giúp hạn chế sự phát triển của một số bệnh ung thư và vi khuẩn.  Súp lơ cũng là một trong những loại rau giàu vitamin C.

Dưa bắp cải

Giống như tất cả các loại rau lên men lacto, dưa cải bắp chứa men vi sinh, lợi khẩu đường ruột và tăng cường hệ thống miễn dịch. Quá trình lên men cũng làm tăng hàm lượng vitamin C trong bắp cải, giúp thúc đẩy hoạt động của các tế bào bạch cầu.

Tỏi- thợ săn vi trùng

Tỏi là một siêu thực phẩm đã được khoa học chứng minh trong chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống ung thư, giảm cholesterol .... Ngoài ra, các hợp chất trong tỏi còn được xem là kháng sinh tự nhiên giúp tiêu diệt vi khuẩn xấu mà không ảnh hưởng đến vi khuẩn tốt.

Nấm hương

Nấm hương hay còn được gọi là “thần dược trường thọ” giàu chất chống oxy hóa và lentinans giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và thậm chí được sử dụng trong quá trình hóa trị, để tăng cường khả năng phòng vệ của cơ thể.

Cá có dầu

Không chỉ tốt cho hệ tim mạch, omega-3 trong cá dầu cũng có tác dụng chống viêm, giúp ngăn ngừa nhiều bệnh tật. Hơn nữa, loại cá này còn là nguồn cung cấp vitamin D dồi dào

Trái cây tươi và rau quả.

Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên sử dụng hai đến ba phần trái cây tươi hoặc rau quả mỗi bữa ăn để đảm bảo cơ thể được cung cấp tất cả các vitamin và khoáng chất mà hệ miễn dịch cần. Và hãy nhớ thay đổi màu sắc của trái cây và rau quả vì điều này liên quan đến vi chất dinh dưỡng mà bạn tiêu thụ. Ví dụ như beta-carotene trong những loại có màu cam, khoáng chất trong rau xanh.../.