Vụ án nghiêm trọng làm 6 người trong một gia đình thiệt mạng tại huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước là sự kiện thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận những ngày qua. Thông tin được người dân quan tâm nhất lúc này là khi nào lực lượng công an sẽ truy bắt được hung thủ? Động cơ, nguyên nhân của vụ sát hại tàn ác này là gì?
2_tham_sat_kinh_hoang_o_bin_hukk_whgp.jpg
Hiện trường vụ thảm sát kinh hoàng ở Bình Phước (Ảnh: Minh Anh)
Theo Tiến sỹ xã hội học Trịnh Hòa Bình, hiện chưa có nghiên cứu xã hội học nào đề cập sâu đến nguyên nhân phạm tội, tâm lý người phạm tội hay khuyến nghị cụ thể về phương pháp giảm thiểu tối đa các loại hình tội phạm cả về lượng và chất; trong đó có tội phạm vị thành niên...

Những vụ việc xảy ra gần đây hay thủ đoạn, hành động ngày càng tinh vi của các đối tượng phạm tội đang gây nên bất ổn xã hội, phá vỡ mối liên kết cộng đồng khiến người ta cảm thấy bất an, lo lắng. Không ít người ra đường thì sợ bị cướp, về nhà thì lo trộm. Để đề phòng rủi ro, người ta không muốn giao tiếp, thậm chí giúp đỡ người yếu thế, dần dần sống vô cảm, biệt lập với tập thể. Thực trạng này rất đáng lo ngại. Hơn nữa, nhiều người dân không hề được trang bị kĩ năng phòng trộm và chống trộm.

Còn Luật sư Nguyễn Minh Tâm, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho rằng mấu chốt vẫn là vấn đề giáo dục, song vấn đề giáo dục hiện nay với sức tấn công ào ạt của các kiến thức, thông tin đa chiều mà tự bản thân con người lĩnh hội được đã xóa nhòa ranh giới của sự áp đặt theo cách giáo dục truyền thống trước đây. Vì vậy, tự bản thân mỗi người phải xây dựng được hàng rào bảo vệ và ngăn cách với điều xấu nhằm hạn chế thấp nhất sự ảnh hưởng tiêu cực.

Nghe nội dung bài viết tại đây:

Đặc biệt, giáo dục ở đây không đơn thuần từ nhà trường mà còn chính từ quản lý nhà nước thể hiện qua các cơ quan bảo vệ pháp luật xét xử các vụ án. Quản lý xã hội rất cần nhìn thấy và nhận ra được sự nguy hiểm đang diễn ra để có sự điều chỉnh phù hợp. Pháp luật được hình thành cũng từ yêu cầu cấp thiết và tất yếu này. Hệ thống pháp luật của ta ngày càng hoàn thiện nhưng pháp luật nghiêm mà thực thi không nghiêm sẽ làm giảm giá trị răn đe, giáo dục./.