Trung bình hàng năm xảy ra gần 10.000 vụ vi phạm pháp luật hình sự với gần 15.000 đối tượng là người chưa thành niên thực hiện. Theo báo cáo của Bộ Công an thì từ năm 2007 đến tháng 6/2014, toàn quốc phát hiện gần 63.600 vụ, gồm hơn 94.300 em vi phạm pháp luật hình sự. So với tổng số vụ phạm pháp hình sự trong toàn quốc thì số vụ án do người chưa thành niên gây ra chiếm gần 20%.

Không chỉ gia tăng về số lượng và mức độ, tính chất, hành vi phạm tội của người chưa thành niên đa dạng, phức tạp và nghiêm trọng hơn. Thực tế này đặt ra câu hỏi liệu chính sách hình sự đối với tội phạm chưa thành niên có cần thay đổi cho phù hợp? Các đại biểu Quốc hội thảo luận tại Quốc hội về dự thảo luật Bộ luật hình sự sửa đổi.

truong_quang_vinh_zjel.jpg
TS Trương Quang Vinh (Ảnh: NXB Tư pháp)

Lâu nay, chính sách hình sự của Nhà nước ta đối với việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên là nhằm giúp đỡ, cải tạo, giáo dục để họ nhận ra sai lầm từ đó sửa chữa, tạo điều kiện để các em có khả năng tái hòa nhập cuộc sống. Vì thế, việc áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội chưa thành niên đòi hỏi phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện.

Hình phạt nghiêm khắc nhất dành cho người phạm tội chưa thành niên là tù có thời hạn với mức cao nhất là 18 năm tù. Tuy nhiên, với thực trạng gia tăng tội phạm vị thành niên với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng như hiện nay, chính sách hình sự như vậy đã thực sự hợp lý?

Chúng ta phải giải quyết bài toán giữa bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ chưa thành niên phạm tội với yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm này như thế nào cho hiệu quả trong đường lối xử lý hình sự. Đây là chủ đề chúng tôi cuộc trao đổi giữa phóng viên VOV với Tiến sỹ Trương Quang Vinh, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội trong chương trình “Theo dòng thời sự” phát sóng trên Hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp VOV1./.

Mời quý độc giả cùng nghe dưới đây:

Xem thêm clip phiên tòa xét xử Lê Văn Luyện:

(Nguồn: 24h)