"Dưới áp lực của khó khăn, niềm tin sâu rộng vào sự hồi phục của thị trường Việt Nam đang bắt đầu lung lay. Nhưng tại Mercede thì không”, Tổng giám đốc Michael Behrens khẳng định.Lắp ráp nội địa hay nhập khẩu nguyên chiếcMột ngày mùa xuân đầu tháng 2/2006, không khí Tết tràn ngập khắp TP HCM. Nhưng 400 nhân viên sản xuất của Mercedes Việt Nam lại bận tâm lo nghĩ về một điều khác: việc làm của mình. Một số xe mới chuẩn bị ra mắt thị trường, và hội đồng quản trị họp để đưa ra quyết định quan trọng: sản xuất nội địa hay nhập khẩu nguyên chiếc.
Chiếc xe thứ 20.000 được lắp ráp ở Mercedes-Benz Vietnam vào năm 2009, đến nay đã có gần 30.000 chiếc được xuất xưởng. |
Nếu lắp ráp sẽ cần thêm nhiều vốn đầu tư. Rủi ro sẽ giảm nhiều nếu chuyển từ sản xuất sang nhập khẩu nguyên chiếc. Các loại thuế đánh trên ôtô vừa mới tăng mạnh và đột ngột, khiến cho lượng xe tồn kho cao và doanh số bán hàng thấp. Sau cuộc thảo luận hai ngày, hội đồng quản trị quyết định bơm thêm vốn. Một tiếng thở phào nhẹ nhõm cho các nhân viên. Đây là lần thứ hai (lần trước là vào năm 1999) công ty quyết định đầu tư thêm. Lần thứ hai niềm tin vào thị trường Việt Nam lại chiến thắng.
“Nếu hồi trước Ban Giám đốc không mạnh dạn quyết định như vậy, công ty không thể lớn mạnh như ngày hôm nay. Tôi cũng không còn ở đây để chứng kiến điều đó, nếu những dây chuyền sản xuất mới không được đầu tư” - ông Đặng Hoài Nam một chuyên gia lâu năm của bộ phận sản xuất nhà máy Mercedes-Benz Việt Nam nhớ lại.
Nhà máy Mercedes Việt Nam đoạt giải thưởng Nhà máy sản xuất C-Class tốt nhất năm 2008 của tập đoàn mẹ Daimler |
Cùng với những chiến lược giá và tiếp thị đúng đắn, Mercedes tăng trưởng khó tin trong 5 năm tiếp theo. Đạt doanh số 3.000 xe/năm trong giai đoạn 2009-2011, kỷ lục với hãng ôtô hạng sang tại Việt Nam.
Mỗi xe mới ra mắt thị trường lần đầu dưới dạng bộ linh kiện (CKD) cần khoản đầu tư khoảng vài triệu USD vào thiết bị sản xuất và lắp ráp. Không dễ để hoàn vốn cho khoản đầu tư này. Rất ít hãng dám mạnh dạn. Mercedes hiện cung cấp các mẫu xe với cùng chất lượng trên toàn cầu, dù sản xuất ở quốc gia nào.
Cùng với chất lượng trong sản xuất (Công ty đoạt giải “Nhà máy sản xuất C-Class tốt nhất” năm 2008 của Daimler) và chất lượng dịch vụ hậu mãi (một trong 3 nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về sự hài lòng khách hàng), những lợi thế này đã khiến khách hàng trung thành hơn và số lượng bán tốt hơn.“Chúng tôi dẫn đầu trong các dòng xe cao cấp vì chúng tôi cam kết mạnh mẽ nhất vào thị trường Việt Nam và có khách hàng gắn bó lâu bền nhất. Mức độ đầu tư của công ty cao hơn hẳn trong lĩnh vực sản xuất, đại lý và dịch vụ khách hàng. Khi bạn mang đến cho khách hàng những điều tốt đẹp thì bạn sẽ nhận lại sự hài lòng và yêu quý” - ông Michael Behrens, CEO của Mercedes-Benz Việt Nam nói.
SLS AMG siêu xe thể thao lừng danh thế giới được Mercedes giới thiệu cho khách hàng Việt Nam tại triển lãm Mercedes Fascination Motorshow năm 2010. |
Khi được hỏi liệu khách hàng xe cao cấp có nhạy cảm về giá không, ông cho biết thêm: “Ở phân khúc cao cấp, khách hàng quan tâm hơn đến yếu tố phong cách, công nghệ mới và chăm sóc khách hàng. Sau khi xem xét ba điều này, khách hàng sẽ ưu tiên sản phẩm nào có giá ưu việt. Các nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy khách hàng Việt Nam rất thích những đại lý có dịch vụ hậu mãi tương đối gần nhà mình. Đó là lý do tại sao chúng tôi đầu tư mở rộng hệ thống đại lý mới”.Liên tục đầu tư để mang đến sự hài lòng cho khách hàngVới cam kết dài hạn của các đối tác kinh doanh, trong 12 tháng vừa qua Mercedes-Benz đã mở thêm 4 đại lý bán hàng và dịch vụ nữa ở: TP HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng và Cần Thơ, với tổng số tiền đầu tư 13 triệu USD. Hiện Mercedes-Benz có đến 12 chi nhánh bán hàng và dịch vụ hậu mãi trên toàn quốc. Con số này cao gấp hai lần so với đối thủ gần nhất, nhưng công ty vẫn chưa muốn dừng ở đó. “Chúng tôi đang lên kế hoạch mở thêm các đại lý dịch vụ hậu mãi trong thời gian tới. Chúng tôi sẽ đến gần khách hàng hơn” - ông Michael Behrens cho biết.
Năm 2012 là một năm nhiều thách thức, không chỉ với ngành ôtô mà còn nhiều ngành khác ở Việt Nam. Dù vậy, trong tình hình này, Mercedes vẫn tiếp tục bỏ ra 9 triệu USD cho một xưởng sơn nhúng tĩnh điện (ED coating) với công nghệ sơn Zircobond và bảo vệ môi trường, sử dụng kim loại chuyển tiếp Zirconium có khả năng chống ăn mòn và chịu nhiệt, được dùng trong công nghệ tàu vũ trụ.
Xưởng này sẽ đi vào hoạt động trong quý I năm 2013 trong khuôn viên nhà máy 10 ha của hãng ở quận Gò Vấp, TP HCM. Ngoài nước Đức, chưa có nước nào trên thế giới có nhà máy Mercedes dùng công nghệ thân thiện với môi trường này.
Mercedes-Benz Việt Nam cũng chuẩn bị ra mắt mẫu xe GLK mới vào cuối tháng 9/2012 |
“Chúng tôi thấy thị trường Việt Nam vẫn còn tiềm năng dù trong giai đoạn khó khăn, nhưng luôn tin rằng Chính phủ sẽ có các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế và giúp các ngành công nghiệp hồi phục. Vì vậy chúng tôi tiếp tục đầu tư vì chúng tôi muốn giữ vững vị trí dẫn đầu hiện tại” - ông Michael Behrens nói.
Nhân chuyến thăm Việt Nam vào tháng 9 này của tiến sỹ Philipp Roesler, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Kỹ thuật của Đức, Mercedes-Benz cũng đã tích cực góp phần đẩy mạnh mối hợp tác đầu tư song phương giữa hai nước Đức và Việt Nam.
Mercedes tăng mức đầu tư vào các thị trường đang phát triển mạnh. Lần đầu tiên bắt đầu lắp ráp công đoạn cuối của các xe thể thao đa dụng (SUV) như mẫu M- và GL-Class bên ngoài nhà máy sản xuất xe SUV chính đặt tại Alabama, Mỹ. Việc lắp ráp mẫu M-Class sẽ bắt đầu được triển khai ở Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan trong năm nay trong khi mẫu GL-Class sẽ được lắp ráp ở Ấn Độ và Indonesia trong năm 2013.
Mercedes-Benz Việt Nam cũng chuẩn bị ra mắt mẫu xe GLK mới vào cuối tháng 9/2012. Đây là mẫu xe được lắp ráp trong nước và cũng là dòng xe chiến lược của Mercedes-Benz. Việt Nam cũng là nước thứ ba giới thiệu mẫu xe này, chỉ sau Đức và Mỹ. Sau 3 năm thành công với hơn 1.000 chiếc được giao đến khách hàng Việt Nam, chiếc GLK mới sở hữu đèn pha hiện đại như "đôi mắt biết nói" và cản trước dữ dội như "cá mập". Với mẫu xe mới này, cuộc phiêu lưu bắt đầu./.