Ngay khi được Cơ quan Quản lý giao thông đường bộ (Dept. of Land Transport) Thái Lan cấp Giấy chứng nhận kiểu loại (VTA-Vehicle Type Approval) giúp đáp ứng quy định của Nghị định 116 và Thông tư số 03/2018/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện Nghị định 116, Honda Việt Nam (HVN) đã nhập khẩu hơn 2.000 xe về Việt Nam với các mẫu: CR-V, Jazz, Civic và Accord.
Đáng chú ý, đây đều là những dòng xe thuộc diện hưởng thuế 0% theo cam kết Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA).
Vì vậy, ngay sau khi hoàn tất các thủ tục, HVN đã công bố giá bán của các mẫu xe này. Trong đó, giá của mẫu CR-V có mức giảm từ 178 – 188 triệu đồng (tùy từng phiên bản) so với lô xe về cuối năm 2017 khi vẫn chịu thuế nhập khẩu 30%.
Xe nhập khẩu về Việt Nam sẽ giúp người tiêu dùng thêm lựa chọn. Ảnh: H.N |
Cụ thể, theo bảng giá Honda Việt Nam công bố, mẫu SUV Honda CR-V tại Thái Lan chỉ có phiên bản với động cơ 2.4L kết hợp hệ dẫn động một cầu hoặc 4 bánh. Mức giá cao nhất 1.699.000 bath (tương đương 1,23 tỷ đồng). Bản thấp nhất 2.4E giá 1.399.00 bath (tương đương 1,007 tỷ đồng).
Còn tại Việt Nam, Honda CR-V có 3 phiên bản E, G, L với giá bán lần lượt là 958, 998 triệu đồng và 1,068 tỷ đồng. Cả 3 phiên bản này đều sử dụng động cơ tăng áp 1.5L VTEC Turbo đi cùng hộp số tự động vô cấp CVT giúp sản sinh công suất cực đại lên tới 188 mã lực, mô-men xoắn cực đại 240 Nm.
Mẫu xe Honda Jazz với 3 phiên bản V, VX, RS có giá bán lần lượt là 539, 589 và 619 triệu đồng. Trong khi đó, ở Thái Lan, các phiên bản này của Jazz có giá bán lần lượt là 654.000, 694.000 và 739.000 bath, tương đương 471, 500 và 532 triệu đồng. Có nghĩa dòng xe Jazz tại Thái Lan rẻ hơn ở Việt Nam từ 70 - 90 triệu đồng (tùy từng phiên bản).
Honda Civic bản 1.8E Ảnh: T.C |
Cuối cùng là mẫu Honda Accord, giá của mẫu xe này tại hai thị trường Việt Nam và Thái Lan gần như tương đương – gần 1,2 tỷ đồng.
Chia sẻ về việc giá xe trong nước vẫn cao hơn giá xe ở nước ngoài (Thái Lan) các nhà kinh doanh xe cho biết, dù được miễn thuế nhập khẩu nhưng hiện nay, khi về Việt Nam, ô tô nhập khẩu từ ASEAN vẫn còn phải chịu rất nhiều chi phí, ảnh hưởng trực tiếp tới giá xe như: Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, chi phí kiểm định xe khi về nước,… Do đó, dù hưởng thuế nhập khẩu 0% nhưng giá vẫn chỉ có thể giảm đi so với trước từ 10 – 15%.
Hay ví dụ, thuế nhập khẩu giảm, thuế tiêu thụ đặc biệt giảm nhưng tỷ giá hối đoái tăng khiến chi phí bỏ ra để nhập xe của hãng tăng, hay hãng mở rộng hệ thống bán hàng, chi phí marketing và vận hành tăng... cũng sẽ là yếu tố khiến các hãng không thể giảm giá thậm chí tăng…/.
Hiện tại, một mẫu xe nhập khẩu tại Việt Nam để có thể lưu hành sẽ phải chịu các loại thuế: Thuế nhập khẩu (0%); Thuế tiêu thụ đặc biệt (từ 1/1/2018, theo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, các mẫu xe du lịch từ 9 chỗ trở xuống có dung tích xy-lanh từ 2.0L trở xuống sẽ được giảm 5% thuế tiêu đặc biệt. Cụ thể, các mẫu xe dùng động cơ dung tích xi-lanh từ 1.500 cc trở xuống áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt là 35% thay vì 40% như năm 2017. Các mẫu xe có dung tích xy-lanh từ 1.5L – 2.0L giảm còn 40% thay vì 45% như trước. Điều này cũng là một yếu tố giúp giảm giá xe khi về Việt Nam); Thuế giá trị gia tăng (10%) đã bao gồm thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng; Phí trước bạ (12% đối với Hà Nội, 10% với các tỉnh thành khác); Phí đăng kiểm; Phí đường bộ; Phí bảo hiểm dân sự; Phí đường bộ.
Cách tính chi phí lăn bánh đối với mẫu Honda CR-V(1.5E) có giá 958 triệu đồng:
- Lệ phí trước bạ (12%): 114,96 triệu đồng
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc: 873.400 đồng
- Phí đăng ký biển số: 20 triệu đồng
- Phí bảo trì đường bộ (1 năm): 1,56 triệu đồng
- Phí đăng kiểm: 340.000 đồng
Như vậy để lăn bánh Honda CR-V(1.5E) sẽ có tổng giá khoảng gần 1,096 tỷ đồng.
Ô tô nhập khẩu về Việt Nam bất ngờ tăng vọt đầu tháng 3
Hưởng thuế 0%, loạt ô tô nhập khẩu vừa về Việt Nam có giá bao nhiêu?
Xe nhập khẩu hưởng thuế 0% về Việt Nam, cuộc đua giảm giá bắt đầu?
Cuối năm, xe nội đua giảm giá, xe nhập khẩu vẫn tăng giá