gopr1269_aqcf.jpg
Đường dẫn lên cầu Nhật Tân tại ngã tư Xuân La, quận Tây Hồ nằm trên tuyến vành đai 2 của Hà Nội, bắt đầu cho chuỗi cao tốc mới của Thủ đô Hà Nội.
Tổng mức đầu tư của công trình lên tới 14.000 tỷ đồng. Cầu chính dài trên 3.750 m, đường dẫn 5.170 m, rộng 33,2 m với 4 làn xe mỗi chiều.
Cầu Nhật Tân cho phép cả xe máy đi qua, đây là một trong số rất ít cầu dây văng liên tục nhiều nhịp trên thế giới.
5 trụ tháp tượng trưng cho 5 cửa ô của Hà Nội cũng giống như 5 cánh hoa đào của làng đào Nhật Tân, thể hiện tình hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản.
Phần cầu chính bắc qua sông Hồng được sử dụng công nghệ hiện đại nhất hiện nay đó là hộp neo bằng thép trên các trụ.
 Cầu Nhật Tân là cây cầu thứ 6 của Hà Nội vượt sông Hồng và đây cũng là cây cầu hiện đại nhất tính tới thời điểm này. 

Việc đưa vào sử dụng cầu Nhật Tân làm giảm tải đáng kể cho cầu Thăng Long và giúp giảm tình trạng ùn tắc giao thông.

Đoạn từ cầu Nhật Tân hướng vào nội đô Hà Nội.
Đoạn đường gom với những vòng xuyến lớn, đường đạt tiêu chuẩn khu vực giúp xe có thể lưu thông với vận tốc lên tới 60km/h.
Những biển báo giao thông được bố trí rất thuận lợi giúp người điều khiển phương tiện dễ dàng tìm lối đi.
Cầu Nhật Tân còn được bố trí nhiều đèn mầu công suất lớn giúp cầu trở nên lung linh hơn khi về đêm.
Kết thúc cầu Nhật Tân phía bờ bên kia sông Hồng sẽ là điểm bắt đầu của đường Võ Nguyên Giáp (cao tốc Nội Bài - Nhật Tân). Tuyến đường này nằm trên địa phận huyện Đông Anh, dự án này có giá trị khoảng 5.000 tỷ đồng.

Nút giao tại km số 6 nhìn từ trên cao, phía phải là hướng đi tới cầu Đông Trù, quốc lộ 5 kéo dài và cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên (quốc lộ 3). Còn rẽ trái là sân bay Nội Bài. Tuyến đường này có chiều dài 12km với 6 làn xe, tốc độ di chuyển tối đa là 80km/h.

Tuyến đường Võ Nguyên Giáp đoạn trước cửa nhà ga mới T2 sân bay Nội Bài.
Việc đưa vào sử dụng cụm cầu Nhật Tân, đường Võ Nguyên Giáp giúp rút ngắn thời gian đi từ nội đô tới sân bay Nội Bài chỉ còn khoảng 30 phút và giảm tải đáng kể cho tuyến đường cũ Phạm Văn Đồng, cầu Thăng Long./.