Vào ngày 11 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm, tại đền Sái thuộc làng Thụy Lôi (huyện Đông Anh, Hà Nội) lễ “Rước vua giả” lại được diễn ra nhằm ghi nhớ công lao của vua Thục và Thần Kim Quy diệt yêu tinh xây thành ốc.

Theo tương truyền, sau nhiều lần xây thành Cổ Loa không xong, vua Thục Phán An Dương Vương được thần Huyền Thiên Trấn Vũ sai thần Kim Quy (tức sứ Thanh Giang) hiện ra mách bảo kế giết Bạch Kê Tinh nên thành ốc mới xây xong.

Để ghi nhớ của thần, nhà vua cho xây dựng đền Sái, thờ thần Trấn Vũ và hàng năm, vào đầu xuân, nhà vua lại đích thân xa giá về bái yết tại đền. 

Sau đó thấy việc đi lại làm hao tốn tiền của của nhân dân, nên đã cho phép dân làng Thụy Lôi “thực hành nghi vệ Thiên tử, xưng quan tước”. Từ đó có tục “Rước vua giả” hay còn gọi là Rước “vua sống” của dân làng theo “chiếu chỉ”./.

sam_0245.jpg
Lễ "Rước vua giả" được chuẩn bị trước hàng tháng trời. Quan trọng nhất của lễ rước đó là việc chọn “vua giả”, “chúa giả” và các quan. Chiếu theo quy định của làng, những người được đóng vai vua đúng tuổi 72, mạnh khỏe. Năm nay, cụ Trần Văn Chương – 72 tuổi được chọn vào vai vua Thục.
Cụ Lê Quang Hân – 70 tuổi vào vai chúa giả Thanh Giang Sứ - tức Thần Kim Quy
Với các vai quan Thự Vệ, Tán Lý, Đề Lĩnh và Trấn Thủ thì việc lựa chọn đơn giản hơn. Là những người trên 55 tuổi được làm cỗ Thượng Thính, họ hàng anh em với vua và chúa. 
Trong lễ rước, cũng có các lính hầu "giả" của các vua, chúa, quan.
Trong lễ "Rước vua giả", diễn lại đầy đủ các động tác, tính tiết của tích xưa. Tái hiện việc chúa diệt Bạch kê tinh (yêu tinh gà trắng).
Sau khi vua, chúa và các quan làm lễ bái yết ở Đền Sái xong lại rước lọng về làm lễ tạ ở đình Thụy Lôi. 
Tiếp đến từng kiệu, võng của vua, chúa và các quan về bái kiến ở nhà trưởng họ, bố mẹ vợ cùng họ hàng trong dòng tộc.