Hiện Việt Nam có hơn 20% diện tích đất đai bị ô nhiễm bom, mìn (chưa kể ngoài biển). Ước tính đã có hơn 100.000 nạn nhân do bom, mìn, vật nổ từ sau chiến tranh đến nay, làm hơn 40.000 người chết, hơn 60.000 người bị thương, trong đó 30% là trẻ em.

Với số lượng bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh, ước tính phải hàng trăm năm nữa, Việt Nam mới hoàn thành công tác rà phá, làm sạch đất đai. Thực tế đã có bao cảnh thương tâm đã xảy ra khi bom, mìn, vật nổ nằm sâu trong lòng đất phát nổ cướp đi mạng sống và để lại di chứng cho với biết bao người, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sinh hoạt của người dân cũng như sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương

Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2010-2025 (Chương trình 504) đang được triển khai tích cực, nhiều diện tích ô nhiễm bom, mìn đã được giải phóng. Tuy nhiên, cuộc chiến thầm lặng này vẫn hết sức ác liệt và gian khổ.

Dự án “Rà phá bom, mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh tại tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn thuộc địa bàn Quân khu 1” vừa được Bộ Tư lệnh Quân khu 1 phối hợp với Trung tâm Công nghệ xử lý bom mìn (Binh chủng Công binh) khởi công. Vượt qua những điều kiện gian khổ, đặc thù công việc nguy hiểm, những người lính rà phá bom mìn lại miệt mài truy tìm “thần chết”, để mang lại cuộc sống bình yên cho người dân.

congbinh12.jpg
Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ bắt đầu một ngày thực hiện nhiệm vụ rà phá
Giúp đồng đội chỉnh giáp đảm bảo an toàn
Hành quân về bãi mìn
Căn dây dò xác định khu vực cần rà phá
Khu vực ô nhiễm bom, mìn tại xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn
Chỉ huy phân công nhiệm vụ cho các chiến sĩ
Những người lính hàng ngày đối mặt với sự nguy hiểm để đem lại an toàn cho người dân
Việc tuân thủ quy trình, áp dụng kiến thức được đào tạo là điều tiên quyết đảm bảo an toàn
Từng mét vuông đất dần được làm sạch dưới sự tích cực của người lính công binh
Việc rà phá bom mìn, vật nổ đảm bảo an toàn cho người dân, trả lại diện tích đất có thể sản xuất, hạn chế ô nhiễm môi trường, góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương