Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đó đã ví trận chiến này như hổ và voi. "Nếu như con hổ dừng lại thì sẽ bị đâm thủng bởi ngà voi sắc bén. Nhưng nó sẽ không dừng lại. Nó mai phục trong rừng rậm ban ngày, chú hổ sẽ leo lên lưng con voi vào ban đêm, cào xé con voi rồi lại biến mất" và "Chú hổ sẽ tiếp tục tấn công cho đến khi con voi chết vì kiệt sức và bị mất máu. Điện Biên Phủ sẽ là mồ chôn của con voi". 

60 năm sau cuộc chiến, những trận địa, pháo đài, khí tài tân tiến thời đó của quân viễn chinh Pháp đã nằm yên trên mảnh đất thanh bình và trở thành điểm du dịch để giáo dục truyền thống của một dân tộc anh hùng cho thế hệ sau.

lqt_4747.jpg
Xác chiếc xe tăng Conti Chaffee 24 bảo vệ sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị pháo của quân ta tiêu diệt chiều 7/5.
Chiếc cầu Mường Thanh lịch sử bắc qua sông Nậm Rốm. Bộ đội ta vượt qua cầu Mường Thanh tổng công kích quân Pháp đang cố thủ tại hầm ngầm khu trung tâm tập đoàn cứ địa Điện Biên Phủ vào ngày 7/5. Đến nay, cây cầu vẫn còn nguyên trạng.
Trận địa pháo 155mm của Pháp bảo vệ hầm chỉ huy nay nằm xem lẫn trong khu dân cư.
Khẩu pháo được sản xuất tại Mỹ năm 1943 và được coi là vũ khí tân tiến nhất thời bấy giờ.
Chiếc xe tăng Chaffee 24 bảo vệ sân bay Mường Thanh nằm xen giữa cánh đồng lúa xanh mướt.
Hầm ngầm khu trung tâm tập đoàn cứ địa Điện Biên Phủ mà vẫn hay được gọi với cái tên hầm De Castries. Vào chiều 7/5, lá cờ quyết chiến - quyết thắng của quân đội ta đã tung bay trên nóc hầm báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch.
Nơi làm việc của chỉ huy quân viễn chinh Pháp bên trong hầm.
Những hình ảnh về sự khốn khổ của quân Pháp tại chiến trường Điện Biên hiện đang lưu giữ tại bảo tàng Điện Biên Phủ.
Di tích đường kéo pháo trên quốc lộ 279. Đoạn đường 15 km thấm đẫm mồ hôi và máu khi kéo những khẩu lựu pháo 105 ly với sức nặng 2,2 tấn. Trời mưa, đường trơn, đồi dốc, nhưng gian khổ không ngăn được ý chí của hàng vạn chiến sỹ quyết tâm kéo 24 khẩu lựu pháo và 36 khẩu pháo cao xạ kịp thời gian tấn công.
Cùng với đó là hình ảnh của các dân công tải lương bằng những chiếc xe thồ thô sơ.
Khu di tích đồi A1, nơi ta và địch đã tranh chấp từng cm.
Những đường hào mà các chiến sỹ của ta đã đào ăn sâu vào hầm chỉ huy của Pháp. Sau nhiều trận chiến vô cùng ác liệt đã diễn ra ở đây thì đến 4h sáng ngày 7/5/1954 quân đội Việt Nam đã chiếm được đồi A1.
Nơi đóng quân của Pháp tại đỉnh đồi A1.
Hố do quả bộc phá nặng gần 1 tấn của quân ta tạo ra lúc 20 giờ 30 phút ngày 6/5/1954. Sức nổ đã tiêu diệt một đại đội địch, sóng xung kích làm cho số quân địch còn lại choáng váng. Thừa cơ, Trung đoàn 174 đánh chiếm toàn bộ cứ điểm A1 lúc 4 giờ 30 phút ngày 7/5/1954. Tiếng nổ của khối bộc phá còn là hiệu lệnh tổng công kích đợt cuối cùng của chiến dịch Điện Biên Phủ”.  
Trên đồi A1 còn rất nhiều khí tài mà ta đã thu giữ của Pháp.
Lán chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Mường Phăng, nơi đây đã chứng kiến những quyết định đưa tới chiến thắng lịch sử.