(ảnh minh họa: KT) |
Như vậy, cả lượng và trị giá xuất khẩu gạo đều liên tiếp sụt giảm mấy tháng gần đây. Cùng với đó, giá gạo xuất khẩu tháng 2/2019 cũng giảm 4,9% so với tháng 1/2019 và giảm 14,6% so với tháng 2/2018, đạt trung bình 424,4 USD/tấn. Tính trung bình cả 2 tháng đầu năm nay, giá gạo xuất khẩu chỉ đạt 437,8 USD/tấn, giảm 10,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Philippines là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại gạo của Việt Nam, chiếm 44,2% trong tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước, chiếm 40,2% trong tổng kim ngạch, đạt 314.851 tấn, tương đương 125,32 triệu USD, tăng mạnh 80,9% về lượng và tăng 60,6% về kim ngạch so với 2 tháng đầu năm trước; riêng tháng 2/2019 sụt giảm mạnh 58,7% về lượng và giảm 62,5% về kim ngạch so với tháng liền kề trước đó, đạt 92.056 tấn, tương đương 34,21 triệu USD.
Bên cạnh đó, nhiều thị trường khác đang nhập khẩu nhiều gạo của Việt Nam, như: Bờ Biển Ngà, Malaysia, Hồng Kông (Trung Quốc), Trung Quốc, Ghana, Singapore, Angola, Hà Lan...
Trong đó, thị trường Angola nhập khẩu gạo Việt Nam tăng vọt 2 tháng đầu năm nay, với mức tăng vượt trội gấp 18,9 lần về lượng và gấp 9,5 lần về kim ngạch so với cùng kỳ, đạt 1.359 tấn.
Một số thị trường khác cũng có mức tăng mạnh nhập khẩu gạo của Việt Nam, như: Bờ Biển Ngà tăng rất mạnh, đưa Bờ biển Ngà trở thành thị trường lớn thứ 2 tiêu thụ gạo của Việt Nam, với mức tăng 672,1% về lượng và tăng 508,2% về kim ngạch so với cùng kỳ, đạt 65.223 tấn, tương đương 30,81 triệu USD, chiếm gần 10% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước. Thị trường Hà Lan cũng vọt tăng lần lượt là tăng 334,5% về lượng và tăng 270% về kim ngạch.
Xuất khẩu gạo sẽ tăng nhẹ trong quý I
Thêm cơ hội xuất khẩu gạo sang Trung Quốc
Xuất khẩu gạo chưa theo chuỗi liên kết sẽ khó bền vững