Để phát triển bền vững và nhanh chóng hội nhập quốc tế, đã có nhiều chính sách được đưa ra nhằm thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ đi vào thực chất hơn. Thế nhưng, phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) hiện nay vẫn chưa đủ năng lực để có thể tiếp nhận công nghệ mới. Đây là nút thắt khiến Luật chuyển giao công nghệ đã có hiệu lực 10 năm nay nhưng số lượng công nghệ chuyển giao thành công chưa được như mong muốn.

doanh_nghiep_nho_gegm.jpg
Nhiều DNNVV vẫn chưa đủ năng lực tiếp nhận công nghệ mới (Ảnh minh họa: KT)

Công ty cổ phần Bắc Việt cung cấp các loại khuôn mẫu chính xác để sản xuất linh phụ kiện bằng nhựa cho hãng Canon và Samsung tại Việt Nam. Theo ông Lê Văn Cường, Phó Giám đốc Công ty cổ phần Bắc Việt, để tiếp nhận hay chuyển giao công nghệ mới, vấn đề tài chính và con người làm chủ được công nghệ đang là cản trở lớn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ông Lê Văn Cường, Phó Giám đốc Công ty cổ phần Bắc Việt

Theo thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, hiện nay cả nước có khoảng 535 nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động, đóng góp 45% vào GDP, 31% vào tổng số thu ngân sách.

Ông Tạ Việt Dũng, Cục trưởng Cục ứng dụng và phát triển công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, để có thể nâng cao được chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp phải ứng dụng công nghệ mới, mà muốn tiếp nhận được công nghệ mới, doanh nghiệp vừa và nhỏ cần có 3 yếu tố là nguồn vốn, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực. Trong khi đó, hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam lại thiếu cả ba yếu tố trên.

Ông Tạ Việt Dũng, Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ

Hiện các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam chưa hình thành nhu cầu tự thân đủ mạnh" để có thể phát huy vai trò của khoa học và công nghệ, định hướng cho phát triển khoa học và công nghệ chưa tốt.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ, trong 700 doanh nghiệp hoạt động ở 12 khu công nghiệp, khu chế xuất, có hơn một nửa số doanh nghiệp có trình độ công nghệ lạc hậu, chỉ 1/4 số doanh nghiệp có công nghệ đạt khá trở lên.

Ông Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, nếu muốn tiếp tục cạnh tranh và phát triển, doanh nghiệp cần có tư duy về đổi mới công nghệ mạnh mẽ hơn. Đổi mới công nghệ chính là sức ép từ nền kinh tế thị trường, bắt buộc doanh nghiệp đổi mới để tồn tại.

Ông Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

Thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ tiệm cận với thực tế. Quốc hội đã thông qua Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi) tạo môi trường pháp lý thuận lợi và phù hợp, thúc đẩy hoạt động đổi mới, ứng dụng và chuyển giao công nghệ. Do vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần tranh thủ thời cơ đổi mới công nghệ sản xuất để tăng khả năng cạnh tranh và phát triển trong thời kỳ hội nhập./.